Danh mục tài liệu

Giáo trình mô đun Kinh tế thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 863.13 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình mô đun "Kinh tế thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu" bao gồm 3 bài học. Bài 1: Các khái niệm cơ bản; Bài 2: Hạch toán trong doanh nghiệp; Bài 3: Một số vấn đề về thị trường thủy sản. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình mô đun Kinh tế thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CĐ KINH TẾ – KỸ THUẬT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KINH TẾ THỦY SẢN NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định Số:…/QĐ….ngày…tháng…năm……của NĂM 2021 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm 2 LỜI GIỚI THIỆU Kinh tế là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề trong quá trình sản xuất và phân phối các sản phẩm, các dịch vụ. Nghiên cứu ứng xử của con người trong việc lựa chọn các phương thức sản xuất, các hình thức sử dụng các tài nguyên vật chất và con người nhằm thoả mãn nhu cầu và đòi hỏi của con người. Kinh tế quan tâm đến tất cả các công đoạn từ sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Hay nói cách khác, kinh tế liên quan đến ứng xử của người sản xuất, sự thay đổi của thị trường và ứng xử của người tiêu thụ đối với một loại sản phẩm. Nghiên cứu kinh tế nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Mục đích của sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ thoả mãn nhu cầu của con người. Các nhu cầu cơ bản của con người là lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và an ninh. Trong quá trình phát triển, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, do vậy mục tiêu của các nhà sản xuất là tạo ra các sản phẩm thoả mãn nhu cầu của chính bản thân họ và thoả mãn người khác. Mỗi một con người trong xã hội có thể đóng cả hai vai, một mặt là nhà sản xuất, một mặt là người tiêu thụ. Nông/ngư dân có thể sản xuất cá nhưng họ phải mua các sản phẩm từ các nhà sản xuất khác. Do vậy, có thể nói mục tiêu sản xuất là nhằm nâng cao lợi ích xã hội , nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc đảm bảo mọi người có đủ khả năng thoả mãn nhu cầu của chính họ. Nông dân nuôi cá tham gia vào việc thoả mãn nhu cầu về cá của con người và cũng có thể tham gia vào quá trình tái tạo. 3 MỤC LỤC Trang Bài 1. Các khái niệm cơ bản. 6 1. Các khái niệm cơ bản trong kinh tế 6 2. Các khái niệm cơ bản trong quản lý 12 3. Vốn của doanh nghiệp 16 4. Ý nghĩa tiền tệ của thời gian 16 Bài 2. Hạch toán trong doanh nghiệp 11 2.1. Chi phí của doanh nghiệp 14 2.2. Ứng dụng chi phí – thu nhập – lợi nhuận trong hoạch định sản 19 xuất kinh doanh. 20 2.3. Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 21 2.4. Mối quan hệ đầu vào – đầu ra của doanh nghiệp 23 2.5. Các nguyên tắc cơ bản để tối đa hóa lợi nhuận 24 Bài 3. Một số vấn đề về thị trường thủy sản. 25 2.1. Khái niệm về thị trường và marketing 25 2.2. Lý thuyết cung – cầu 26 2.3. Khái niệm về marketing và hiệu quả marketing 26 2.4. Nghiên cứu thị trường 27 2.5. Một số vấn đề chung về rủi ro 29 2.6. Đo lường rủi ro và thái độ đối với rủi ro 29 Tài liệu tham khảo 32 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Kinh tế thủy sản Mã số môn học: MH27 Thời gian môn học: 45 giờ ( Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 28 giờ, Kiểm tra: 02 giờ) Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí mô đun: Là môn học được dạy song song khi học các mô đun kỹ thuật cơ sở và chuyên môn nghề. - Tính chất mô đun: Môn học giảng dạy về kinh tế thủy sản trong sản xuất giống, nuôi nước ngọt, lợ mặn và ứng dụng hoạt động kinh tế ngành thủy sản. Mục tiêu của môn học - Kiến thức: + Trình bày được các các niệm, vấn đề cơ bản trong thị trường thủy sản; Mô tả được các hoạt động kinh doanh thủy sản về chi phí, thu nhập, doanh thu, rủi ro; đặc điểm của các hoạt động nghề thủy sản. - Kỹ năng: + Thực hiện được một số hoạch toán về kinh tế thủy sản có hiệu quả. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Năng lực tự chủ: chủ động tham gia tích cực trong việc thực hiện các bài thực hành; có tinh thần cầu tiến trong công việc cũng như trong học tập. + Người học tuân thủ đúng nguyên tắc hoạt động kinh tế thủy sản. Nội dung môn học 5 Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH TẾ THỦY SẢN Mục tiêu Sau khi học xong chương này người học có khả năng: Về kiến thức: Nêu được các khái niệm cơ bản trong kinh tế Về kỹ năng: Vận dụng các khái niệm vào trong sản xuất kinh doanh. Về thái độ: Nâng cao ý thức và phương pháp làm việc khoa học tự giác học tập, làm chủ tri thức 1. Các khái niệm cơ bản trong kinh tế 1.1. Sự khan hiếm của tài nguyên: - Sự khan hiếm là khái niệm về sự giới hạn khả năng cung cấp về sản phẩm vật chất hay dịch vụ. Trên trái đất, tài nguyên thường có hạn và không đủ tài nguyên để sản xuất ra đủ sản phẩm thoả ...

Tài liệu có liên quan: