Danh mục

Giáo trình môn Kế toán quản trị (196 trang)

Số trang: 196      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.61 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình môn kế toán quản trị gồm có những nội dung chính: Những vấn đề chung về kế toán quản trị, phân loại chi phí, phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận và thông tin thích hợp với quyết định ngắn hạn, xác định chi phí và định giá sản phẩm và dịch vụ, phân tích báo cáo tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình môn Kế toán quản trị (196 trang) 1 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Giới thiệu: Trong quản lý, doanh nghiệp cần phải nắm bắt nhu cầu thông tin phục vụ cho việc ra quyết định, thông tin này do bộ phận nào cung cấp và bộ phận đó sẽ cung cấp thông tin nào? Chương 1: “Những vấn đề chung về kế toán quản trị” sẽ giải đáp cho chúng ta vấn đề này. Muïc tieâu: - Hieåu ñöôïc keá toaùn quaûn trò laø gì vaø nhu caàu thoâng tin cuûa nhaø quaûn trò kinh doanh trong caùc lónh vöïc khaùc nhau; - Phaân bieät ñöôïc söï khaùc nhau cô baûn giöõa keá toaùn taøi chính, keá toaùn quản trị và kế toán chi phí. Nội dung: 1. Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị: 1.1. Khái niệm kế toán quản trị: Kế toán quản trị (Managerial Accounting) là lĩnh vực của ngành kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó. 1.2. Mục tiêu của kế toán quản trị: Vai trò trách nhiệm truyền thống của kế toán quản trị đang được mở rộng bao hàm cả các nhu cầu đối với quá trình ra quyết định chiến lược kinh doanh. Cán bộ kế toán quản trị ngày nay không còn đơn thuần làm công việc đo, đếm. Các kỹ năng tài chính của người làm kế toán quản trị có được từ kinh nghiệm và đào tạo đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Người làm kế toán quản trị ngày nay cần phải hiểu được các lĩnh vực chức năng khác như marketing, tài chính, quản trị hòa quyện với các quyết định của kế toán thể nào. Những tiến bộ trong hàng chục năm qua đã làm cho những nhà kế toán quản trị có thể trở thành một phần trong đội ngũ các nhà quản lý làm gia tăng giá trị của tổ chức. Kế toán quản trị đã chuyển chức năng từ người lưu giữ sổ sách, số liệu trong quá khứ để trở thành nhà thiết kế của những hệ thống thông tin quản trị trong tổ chức. Giáo trình môn kế toán quản trị 2 Những hệ thống lường hiệu quả hiện có, ngay cả những hệ thống dựa trên nền tảng quản lý trên cơ sở hoạt động (ABC hay ABM), cũng chỉ tập trung và cải thiện các quy trình hiện tại. Ngược lại, phương pháp bảng điểm cân bằng (balanced scorecard) tập trung vào những quy trình mới nào cần thiết để đạt những mục tiêu về hiệu quả có tính đột phá cho khách hàng và cổ đông. 1.3. Nhiệm vụ của kế toán quản trị: Bất kỳ một nhà quản trị nào khi đại diện cho tổ chức để điều hành hoạt động đều gắn liền với những chức năng cơ bản sau: - Lập kế hoạch: Là việc thiết lập và thông báo những công việc cần thực hiện, những nguồn lực cần huy động, những con người phối hợp thực hiện, thời gian thực hiện, những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt được để tổ chức hướng về mục tiêu đã định. Kế hoạch có thể tồn tại dưới hình thức kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn hoặc kế hoạch dài hạn và cũng có thể xây dựng theo một mức độ nhất định hoặc xây dựng linh hoạt theo các mức độ hoạt động khác nhau. - Tổ chức điều hành: Là chức năng liên kết giữa con người với con người trong tổ chức, mối quan hệ giữa con người trong một tổ chức với các nguồn vật lực để thực hiện kế hoạch của tổ chức đạt được thành quả và hiệu quả cao nhất. Chức năng tổ chức điều hành thong qua hoạch định cụ thể: + Những công việc của từng thành viên. + Quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên. Trong điều hành, nhà quản trị giám sát hoạt động hang ngày và giữ cho tổ chức hoạt động liên tục. Đây cũng chính là sự giám sát công việc của từng thành viên, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong sự liên kết giữa các thành viên theo quyền hạn và trách nhiệm. - Kiểm tra: Là chức năng đảm bảo cho công việc của tổ chức đi đúng mục tiêu. Biểu hiện chức năng kiểm tra của nhà quản trị chính là việc nghiên cứu báo cáo kế toán, các báo cáo khác; so sánh số liệu báo cáo với số liệu kế hoạch để kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm nhằm kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, nhà quản trị luôn tiếp súc và ghi nhận thông tin phản hồi từ thực tiễn và kịp thời chuyển hoá chúng thành thông tin kế hoạch, tương lai. - Ra quyết định: Là chức năng lựa chọn hợp lý và tối ưu những giải pháp, phương án. Ra quyết định không phải là một chức năng độc lập mà nó luôn gắn liền với chức năng khác. Trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức điều hành hoặc kiểm tra luôn tồn tại chức năng ra quyết định. Giáo trình môn kế toán quản trị 3 + Tất cả các quyết định đều phải dựa vào nền tảng thông tin. Chất lượng của quyết định trong quản lý phản ánh chất lượng của thông tin kế toán và thông tin khác đã được tiếp nhận. Sự biến động của môi trường kinh doanh, sự phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, hình thức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: