Tính chất vật lý của ánh sáng Bằng phương pháp toán học, Macxoen đã chứng minh rằng điện từ trường do một điện tích điểm dao động theo phương thẳng đứng tại một điểm sinh ra sẽ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Sóng đó được gọi là sóng điện từ. Người ta nói rằng điện tích dao động đã bức xạ ra sóng điện từ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình môn quang điện tử - chương 1
Chương 1: Các kiến thức cơ bản
Chƣơng 1
CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.1 Ánh sáng
1.1.1. Tính chất vật lý của ánh sáng
Bằng phương pháp toán học, Macxoen đã chứng minh rằng điện từ
trường do một điện tích điểm dao động theo phương thẳng đứng tại một điểm
sinh ra sẽ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Sóng đó được gọi là
sóng điện từ.
Người ta nói rằng điện tích dao động đã bức xạ ra sóng điện từ. Nếu xét
theo một phương truyền Ox, sóng điện từ là sóng ngang có thành phần điện
dao động theo phương thẳng đứng và thành phần từ dao động theo phương
nằm ngang.
Hình 1.1. Sóng điện từ lan truyền trong không gian
Tần số sóng điện từ bằng tần số của điện tích dao động và vận tốc của
nó trong chân không bằng vận tốc ánh sáng trong chân không.
Năng lượng của sóng điện từ tỉ lệ với luỹ thừa bậc 4 của tần số.
Ngày nay, người ta đã biết rằng sóng điện từ có đầy đủ các tính chất như
sóng cơ học, nhưng sóng cơ học, truyền đi trong những môi trường đàn hồi,
còn sóng điện từ thì tự nó truyền đi mà không cần nhờ đến sự biến dạng của
một môi trường đàn hồi nào cả, vì vậy nó truyền được cả trong chân không.
Ánh sáng khả kiến dùng để chỉ các bức xạ điện từ có bước sóng nằm
trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường (tức là từ khoảng 400
nm đến 700 nm).
Ánh sáng lạnh là ánh sáng có bước sóng tập trung gần vùng quang phổ
tím. Ánh sáng nóng là ánh sáng có bước sóng nằm gần vùng đỏ.
Ánh sáng có quang phổ trải đều từ đỏ đến tím là ánh sáng trắng, ánh sáng
có bước sóng tập trung tại vùng quang phổ rất hẹp gọi là ánh sáng đơn sắc.
1
Chương 1: Các kiến thức cơ bản
Hình 1.2. Phân loại Sóng điện từ
Ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhìn thấy được chiếm một phần rất
nhỏ trong phổ sóng điện từ.
1.1.2. Bƣớc sóng và màu sắc ánh sáng
Đo bước sóng của những ánh sáng đơn sắc khác nhau bằng phương
pháp giao thoa, người ta thấy mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng hoàn
toàn xác định. Chẳng hạn:
ánh sáng màu đỏ ở đầu của dải màu liên tục có bước sóng: .
ánh sáng màu tím ở cuối của dải màu liên tục có bước sóng:
Ánh sáng vàng do đèn hơi natri phát ra có bước sóng: .
Như vậy, ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một bước sóng xác định.
Màu ứng với ánh sáng đó gọi là màu đơn sắc hay màu quang phổ.
Thực ra, những ánh sáng đơn sắc có bước sóng lân cận nhau thì gần
như có cùng một màu. Vì vậy, người ta đã phân định ra trong quang phổ liên
tục những vùng màu khác nhau:
Vùng đỏ có bước sóng từ:
Vùng da cam và vàng có bước sóng từ: (Vùng da
cam và Vùng vàng)
Vùng lục có bước sóng từ:
Vùng lam - chàm có bước sóng từ: (Vùng lam-
chàm)
Vùng tím có bước sóng từ:
Ngoài các màu đơn sắc, còn có các màu không đơn sắc, là hỗn hợp của
nhiều màu đơn sắc với những tỉ lệ khác nhau.
2
Chương 1: Các kiến thức cơ bản
Hình 1.3. màu sắc và bước sóng của ánh sáng
1. Tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy dược có bước sóng
lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ . Tia hồng ngoại có bản chất là
sóng điện từ. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
Vật có nhiệt độ thấp chỉ phát ra được các tia hồng ngoại. Chẳng hạn
như thân thể người ở nhiệt độ chỉ phát ra các tia hồng ngoại trong đó
mạnh nhất là các tia có bước sóng ở vùng .
Vật có nhiệt độ bắt đầu phát ra ánh sáng màu đỏ tối nhưng mạnh
nhất vẫn là các tia hồng ngoại ở vùng bước sóng .
Trong ánh sáng mặt trời, có khoảng 50% năng lượng của chùm sáng là
thuộc về các tia hồng ngoại. Nguồn phát tia hồng ngoại thường dùng là các
bóng đèn có dây tóc bằng vonfram nóng sáng công suất từ 250W đến 1000W.
Nhiệt độ dây tóc bóng đèn đó vào khoảng .
Tác dụng nổi vật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. Ngoài ra, tia
hồng ngoại cũng có tác dụng lên một loại kính ảnh đặc biệt gọi là kính ảnh
hồng ngoại. Nếu chụp ảnh các đám mây bằng kính ảnh hồng ngoại thì ảnh các
đám mây sẽ nổi lên rất rõ rệt. Đó là các đám mây chứa hơi nước ít hay nhiều
sẽ hấp thụ các tia hồng ngoại yếu hay mạnh rất khác nhau.
Ứng dụng quan trọng nhất của các tia hồng ngoại là dùng để sấy hoặc
sưởi. Trong công nghiệp, người ta dùng tia hồng ngoại để sấy khô các sản
phẩm sơn (như vỏ ôtô, vỏ tủ lạnh v.v…) hoặc các hoa quả như chuối, nho
v.v… Trong y học, người ta dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm ngoài da cho
máu lưu thông được tốt.
3
Chương 1: Các kiến thức cơ bản
2. Tia tử ngoại
Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng ngắn
hơn bước sóng của ánh sáng tím .
Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
Mặt Trời là một nguồn phát tia tử ngoại rất mạnh. Khoảng 9% công
suất của chùm ánh sáng mặt trời là thuộc về các tia tử ngoại. Các hồ quang
điện cũng là những nguồn phát tia tử ngoại mạnh. Trong các bệnh viện và
phòng thí nghiệm, người ta dùng các đèn thuỷ ngân làm nguồn phát các tia tử
ngoại. Ngoài ra những vật nung nóng trên cũng phát ra tia tử ngoại rất
mạnh.
Tia tử ngoại bị thuỷ tinh, nước v.v… hấp thụ rất mạnh. Thạch anh thì
gần như trong suốt đối với các tia tử ngoại có bước sóng nằm trong vùng từ
( gọi là vùng tử ngoại gần ).
Tia tử ngoại có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh. Nó có thể làm cho một
số chất phát quang. Nó có tác dụng iôn hoá không khí. Ngoài ra, nó còn có tác
dụng gây ra một số ...
Giáo trình môn quang điện tử - chương 1
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,020.87 KB
Lượt xem: 30
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quang điện tử bức xạ điện từ hệ thống thông tin quang lý thuyết quang điện tử bài giảng quang điện tử lý thuyết quang điện tửTài liệu có liên quan:
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 315 0 0 -
Tiểu luận: Hệ thống thông tin quang
42 trang 85 0 0 -
Giáo trình Hệ thống viễn thông (Sử dụng cho bậc Đại học - Cao đẳng): Phần 2
97 trang 40 0 0 -
Dự án về mạch điện (Quyển 1): Phần 2
118 trang 37 0 0 -
Giáo trình trường điện từ_Chương 5 + 6
0 trang 36 0 0 -
Đầu dò bán dẫn và ứng dụng: phần 1
125 trang 36 0 0 -
Hướng dẫn giải bài tập Điện từ học: Phần 2
338 trang 36 0 0 -
Giáo trình môn QUANG ĐIỆN TỬ - Chương 3
20 trang 35 0 0 -
Giáo trình: Quang học (ĐH Sư phạm)
255 trang 34 0 0 -
21 trang 33 0 0