Danh mục tài liệu

Giáo trình môn Thiết kế & quản trị Website - Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Số trang: 157      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.25 MB      Lượt xem: 134      Lượt tải: 2    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Thiết kế & quản trị Website - Trường Cao đẳng nghề Yên Bái" có nội dung gồm 5 bài học. Bài 1: Khái quát WEBSITE; Bài 2: Tạo các trang Web với HTML; Bài 3: Thiết kế và quản trị WebsiteSite với Dream Weaver; Bài 4: CSS; Bài 5: Xuất bản quản trị Website. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình môn Thiết kế & quản trị Website - Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Thiết kế & quản trị Website Trường Cao đẳng nghề Yên Bái LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình môn học “Thiết kế và quản trị Website” là một trong bộ giáo trình nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm), được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và được chi tiết hóa trong chương trình đào tạo nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) của Trường Cao đẳng nghề Yên Bái. Đối tượng phục vụ là học sinh sinh viên trong các khoá đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) trong các đơn vị, cơ sở sản xuất làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực trong các đơn vị, cơ sở sản xuất làm tài liệu tham khảo. Giáo trình được biên soạn với thời lượng 90 giờ, trong đó 35 tiết lý thuyết và 41 giờ thực hành, đề cập đến các nội dung sau: Bài 1 : Khái quát WEBSITE; Bài 2 : Tạo các trang Web với HTML Bài 3 : Thiết kế và quản trị WebsiteSite với Dream Weaver; Bài 4 : CSS Bài 5 : Xuất bản quản trị Website Giáo trình môn học “Thiết kế và quản trị Website” được biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hướng thị trường lao động, tính hệ thống và khoa học, tính ổn định và linh hoạt, hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề trong nước và thế giới, tính hiện đại và sát thực với sản xuất. Trong quá trình thực hiện nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của các trường bạn, sách kỹ thuật của các chuyên gia... Ngoài ra còn có sự tham gia đóng góp ý kiến tích cực của các cán bộ, kỹ sư kỹ thuật chuyên ngành trong và ngoài tỉnh để giáo trình được hoàn thiện. Giáo trình môn học “Thiết kế và quản trị Website” đã được Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng nghề Yên Bái nghiệm thu và nhất trí đưa vào sử dụng làm tài liệu chính thống trong nhà trường phục vụ giảng dạy và học tập của học sinh sinh viên. Giáo trình này được biên soạn lần đầu nên mặc dù đã hết sức cố gắng song khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của người sử dụng và các đồng nghiệp để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! 1 Giáo trình môn: Thiết kế & quản trị Website Trường Cao đẳng nghề Yên Bái BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ WEBSITE I. KHÁI NIỆM VỀ WEB VÀ WEBSITE 1. Khái niệm Web Là một ứng dụng chạy trên mạng theo mô hình máy chủ - máy khách (Server-Client), bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash v.v… Được chia sẻ toàn cầu thông qua mạng internet và các dịch vụ của nó. 2. Khái niệm Website Website là một tập hợp các trang web (web pages). Thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain). Website được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (web server) có thể truy cập thông qua Internet. Website là một tập hợp các trang Web liên quan đến một công ty, một tập đoàn, một tổ chức, một cá nhân hay đơn giản chỉ là một chủ đề mà nhiều người cùng quan tâm. Ví dụ Web Site của Chính phủ (www.chinhphu.vn), của một cơ quan (Bộ GD&ĐT-www.moet.edu.vn), báo chí (www.thanhnien.com.vn), giáo dục (cao dangngheyenbai.edu.vn). II. PHÂN LOẠI WEBSITE Website được hiểu một cách chung nhất đó chính là một kênh thông tin của một chủ thể nào đó ( chủ thể ở đây có thể là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cá nhân,...) nhằm đưa đến cho người xem hiểu rõ hơn về những vấn đề mà chủ thể muốn đưa ra. Dựa vào đặc trưng, kết nối dữ liệu và công cụ phát triển người ta có thể chia ra làm 2 loại Web sau đây: 1. Static pages (Web tĩnh ) Tính chất của các trang Web này là chỉ bao gồm các nội dung hiển thị cho người dùng xem. Ví dụ: hiển thị các trang dạng text, hình ảnh đơn giản chẳng hạn như một cốc cà phê đang bốc khói ... Website tĩnh nghĩa là Website đó không có phần mềm quản lí nội dung cho riêng nó, mỗi lần chỉnh sửa hay cập nhật thì chúng ta cần phải sửa bằng tay trực tiếp vào mã HTML của trang đó. 2. Dynamic Web (Web động) Website động nghĩa là toàn bộ dữ liệu của Website được lưu vào trong cơ sở dữ liệu (CSDL) và chúng ta có thể hoàn toàn chỉnh sửa chúng thông qua phần mềm quản lí đi kèm với Website. 2 Giáo trình môn: Thiết kế & quản trị Website Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Nội dung của trang Web động như trong 1 trang Web tĩnh, ngoài ra còn có nhúng các đoạn mã lệnh cho phép truy nhập cơ sở dữ liệu trên mạng. Tuỳ theo nhu cầu, ứng dụng có thể cung cấp khả năng truy cập dữ liệu, tìm kiếm thông tin, … III. WEBSERVER-WEBBROWSER 1. WebServer (máy chủ Web) Web Server là máy chủ trong đó chứa thông tin dưới dạng trang Web (trang HTML có thể chứa âm thanh, hình ảnh, video, văn bản, …). Các Web Server được kết nối với nhau thông qua mạng Internet, mỗi Server có địa chỉ duy nhất trên Internet. Thành phần chủ chốt của Web Server là phần mềm. Mỗi phần mềm Web Server chạy trên một nền tảng phần cứng và một hệ điều hành cụ thể. Một Web Server phải có cấu hình đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ cho các client, đáp ứng đồng thời nhiều yêu cầu từ client và có khả năng lưu trữ lớn cho tài nguyên Web. Nói về chức năng và hiệu năng, các Web Server phân thành 4 nhóm chính: - Các máy chủ truyền thông thông thường. - Máy chủ thương mại. - Máy chủ mhóm làm việc. - Máy chủ dùng cho mục đích đặc biệt. Các tiêu chuẩn đánh giá một Web Server: - Hiệu năng: Nền tảng hệ điều hành và xử lý đa luồng. - Bảo mật: Thông qua địa chỉ IP, tên máy chủ của mạng con, thư mục ... - Truy nhập và tích hợp CSDL: Hầu hết các Web Server đều sử dụng giao diện CGI, một số khác thì dùng giao diện lập trình ứng dụng (API) ...