Danh mục tài liệu

Giáo trình nghề may - Chương 1

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.83 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương I: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẮT MAYA - VẬT LIỆU MAY: Vật liệu dùng để may áo quần và các sản phẩm may mặc khác là các loại vải, tơ, lụa, len, dạ, vải giả da..v.v.. và các phụ liệu cần thiết để trang trí như đăng ten, ru băng, các loại vải lót, dựng, các loại khuy, khóa, dây chun, … Sau đây chúng ta tìm hiểu nguồn gốc, tính chất, đặc điểm của các loại vải lụa dùng trong may mặc làm cơ sở cho việc lựa chọn, sử dụng và bảo quản hàng may mặc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình nghề may - Chương 1 Chương I: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẮT MAY A - VẬT LIỆU MAY: Vật liệu dùng để may áo quần và các sản phẩm may mặc khác là các loại vải, tơ,lụa, len, dạ, vải giả da..v.v.. và các phụ liệu cần thiết để trang trí như đăng ten, rubăng, các loại vải lót, dựng, các loại khuy, khóa, dây chun, … Sau đây chúng ta tìm hiểu nguồn gốc, tính chất, đặc điểm của các loại vải lụa dùngtrong may mặc làm cơ sở cho việc lựa chọn, sử dụng và bảo quản hàng may mặc nhấtlà quần áo.Nguồn gốc, tính chất, đặc điểm, cách sử dụng và bảo quản các loại hàng vải: Các nguyên liệu dùng để dệt vải gồm 2 loại: Nguyên liệu thiên nhiên và nguyênliệu hóa học. Các nguyên liệu này được sản xuất thành các xơ, sợi để dệt thành cácloại vải theo kiểu dệt thoi, dệt kim bằng phương pháp thủ công hoặc bằng máy móchiện đại. 1. Vải sợi thiên nhiên: Là loại vải được dệt từ các loại sợi có nguồn gốc từ thiênnhiên. a) Nguồn gốc: Sợi thiên nhiên có nguồn gốc thực vật như sợi bông (thu được từ quả cây bông),sợi đay, gai, lanh, … (thu đươc từ thân cây đay, gai, lanh) và có nguồn gốc động vậtnhư sợi len ( từ lông cừu, lông vịt, …) tơ tằm (từ kén tằm). Vải sợi thiên nhiên được dùng phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta là vải dệttừ sợ bông (vải cotton) như phin, pôpơlin, chéo, kaki, láng, nhung kẻ … vải len, dạ (từlông cừu, lông vịt) và lụa tơ tằm. Hiện nay các mặt hàng dệt từ tơ tằm là những mặthàng quý, được thế giới ưa chuộng. b) tính chất và đặc điểm : * Vải sợi bông: (cotton) dễ hút ẩm, thoáng hơi , chịu nhiệt tốt. Áo quần may bằngvải sợi bông mặc thoáng mát dễ thấm mồ hôi, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Nhượcđiểm của phải sợi bông là dễ bị co, độ co dọc từ 1,5 ÷ 8% ; dễ nhầu nát, khi là xongkhó giữ nếp, dễ bị móc ẩm. Khi đốt tro trắng, lượng ít, dễ vỡ. * Vải len dạ: Nhẹ, xốp, độ bền cao, giữ nhiệt tốt, ít nhăn, ít co giản, ít hút nước.Vải len dạ thường dùng để may quần áo mặc ngoài mùa đông như măng tô, bludông,complet, … Nhược điểm: dễ bị gián, nhậy cắn thủng, bị giãn ra khi mặc hoặc khi ướtvà cứng ở nhiệt độ 100oC. * Lụa tơ tằm, đũi: mềm mại, bóng mịn, nhẹ xốp, cách nhiệt tốt, mặc thoáng mát,hút ẩm tốt. - Nhược điểm: Dễ co, độ co dọc từ 4 ÷ 6%, ánh sáng và mồ hôi dễ làm tơ mau đụcvà ố vàng. - Cách nhận biết: Đốt cháy chậm có mùi khét như sừng cháy, tàn tro đen, vón cục,dễ vỡ, cầm thấy mềm mại. c) Cách sử dụng và bảo quản: Căn cứ vào tính chất của các loại vải để sử dụng và bảo quản hợp lý, giữ vẻđẹp và độ bền của sản phẩm may mặc. * Vải sợi bông: Được sử dụng để may nhiều quần áo nam nữ, trẻ em, áo phông, ...mặc mùa hè sẽ thoáng mát, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, bảo vệ cơ thể. Cần thườngxuyên giặt sạch, phơi khô ngoài nắng, cất giữ ở nơi khô ráo để tránh bị ẩm mốc, có thểlà ở nhiệt độ 180 ÷200 oC . * Vải len, dạ: dùng để may quần áo ấm, mặc ngoài. - Khi giặt phải dùng xà phồng giặt len pha vào nước ấm : tránh kéo mạnh quần áobằng hàng len ở dưới nước lên vì sẽ bị “chảy” giãn ra. - Phải phơi trong bóng râm và thoáng gió; cất giữ cẩn thận để tránh bị gián, nhậycắn. Complet hoặc hàng len cao cấp thường phải giặt khô, là hơi (nếu giặt bình thườngsẽ bị biến dạng, giảm chất lượng và vẻ đẹp của sản phẩm). * Lụa tơ tằm: Dùng để may áo dài, sơ mi; hàng đũi cao cấp có thể may complet…nên giặt bằng nước ấm, xà phồng trung tính , bồ kết, chanh, phơi ở nơi râm mát, là ởmặt trái hoặc phải dùng khăn ẩm để lên mặt vải trước khi là ở mặt phải.2. Vải sợi hóa học: Là sợi vải được dệt bằng sợi hóa học a) Nguồn gốc: Căn cứ vào nguyên liệu ban đầu và phương pháp sản xuất, người ta chia sợi hóa họcra làm 2 loại: Sợi nhân tạo và sợi tổng hợp. * Sợi nhân tạo: là loại sợi được chế tạo từ những chất cao phân tử (polime) có sẵntrong tự nhiên như xenlulo… Nguyên liệu là các loại tre, gỗ, nứa… , có hàm lượngxenlulo cao. Các nguyên liệu ban đầu hòa tan trong các chất hóa học như xút, cacbondisunfua, axit sunfuric, muối sunfat… để kéo thành sợi dùng để dệt vải. Đó là sợivisco (hoặc các dạng biến tính của nó là rayon, polino…), axetat. Các loại sợi nàyvẫn có thành phần và tính chất của nguyên liệu ban đầu. Sợi visco dạng dài liên tục dùng để dệt các mặt hàng lụa; sợi visco dạng ngắn dùngđể dệt vải phip hoặc pha với các loại sợi khác thành pha. Sợi axetat dùng để dệt vảivalide, một số mặt hàng mỏng, nhẹ may áo phụ nữ, trẻ em, dệt khăn quàng… Cách nhận biết : cầm mặt vải thấy cứng, khi đốt chá y tàn tro rất ít và có mùi nhưgiấy cháy. * Sợi tổng hợp: là loại sợi được chế tạo từ một số chất hóa học. Nguyên liệu ban đầu là than đá, dầu mỏ, khí đốt… qua quá trình biến đổi hóahọc phức tạp như phép chưng than đá, cracking dầu mỏ, tổng hợp polime… tạo thànhnguyên liệu để sản xuất sợi tổng hợp. Các loại sợi này có thành phần, tính chất kháchẳn nguyên liệu ban đầu. Sợi tổng hợp có các loại sau: - Sợi polyamid (PA) dùng để dệt lụa nilon, capron, vải dệt kim, dệt bít tất, làm ...

Tài liệu có liên quan: