Danh mục tài liệu

Giáo trình Nghiên cứu thị trường Công nghệ thông tin - Bài 4

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.73 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tìm hiểu về thị trường đồng nghĩa với việc tìm hiểu về khách hàng tiềm năng và đối thủ, đồng thời tìm hiểu xem 2 nhân tố đó kết hợp với nhau như thế nào. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định về bán cái gì, nhắm vào ai, phát triển như thế nào, định giá sản phẩm như thế nào, sử dụng những nhà cung cấp nào, bạn sẽ gặp phải những thói quan liêu nào, và làm thế nào để xác định được những cơ hội mới hoặc những "lỗ hổng"...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nghiên cứu thị trường Công nghệ thông tin - Bài 4 Bài 4: Thực hiện nghiên cứu thị trường Tìm hiểu về thị trường đồng nghĩa với việc tìm hiểu về khách hàng tiềm năng và đối thủ, đồng thời tìm hiểu xem 2 nhân tố đó kết hợp với nhau như thế nào. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định về bán cái gì, nhắm vào ai, phát triển như thế nào, định giá sản phẩm như thế nào, sử dụng những nhà cung cấp nào, bạn sẽ gặp phải những thói quan liêu nào, và làm thế nào để xác định được những cơ hội mới hoặc những lỗ hổng trên thị trường. Một điều quan trọng là nên sử dụng những nghiên cứu thị trường có sẵn, có thể là của các tổ chức chính phủ hoặc các bộ, của hiệp hội doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi chính phủ. Bạn có thể gửi yêu cầu về thông tin đến những tổ chức này trước khi quyết định đầu tư vào nghiên cứu thị trường của riêng bạn. Ngoài ra, bạn có thể tiến hành nghiên cứu thị trường bằng cách tiến hành những cuộc phỏng vấn ngắn hoặc sử dụng bảng câu hỏi điều tra. Việc này cho phép bạn chỉ hỏi những câu hỏi liên quan đến công việc kinh doanh của bạn, và sẽ có thêm nhiều hiểu biết về mảng của thị trường mà bạn muốn tham gia, hoặc đã đang tham gia. 4.1. Thông tin cơ bản về nghiên cứu khách hàng Bạn cần phải nhắm đến khách hàng là cá nhân và tổ chức. Bạn cũng cần phải thiết kế những câu hỏi riêng cho hai nhóm. Ví dụ, đối với những khách hàng là doanh nghiệp, bạn sẽ phải biết quy mô kinh doanh, trong doanh nghiệp đó ai l à người quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, và ai sẽ là người mua. Nếu bạn đang hướng tới các khách hàng cá nhân thì cần biết những thông tin như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, lối sống, thái độ hoặc tầng lớp x ã hội của họ. Đối với các khách hàng hiện tại, hãy tìm hiểu:  Cách thức ra quyết định của khách hàng  Những nhân tố cơ bản nào ảnh hưởng tới hành vi mua sắm và sử dụng của họ  Tại sao họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn - họ muốn lợi ích cơ bản hay lợi ích khác  Tại sao họ mua sản phẩm của bạn chứ không phải của các đối thủ của bạn  Họ đánh giá dịch vụ khách hàng của bạn như thế nào  họ cảm thấy thế nào về giá cả của bạn  họ hy vọng gì về công ty của bạn, ví dụ dịch vụ khách h àng, giao hàng nhanh hoặc sản phẩm đáng tin cậy  họ mong muốn bạn thay đổi hoặc cải thiện cái gì Đối với khách hàng tiềm năng, bạn cần phải biết:  họ là những ai, và cái gì sẽ thu hút họ  bao nhiêu người sẽ nằm trong nhóm này  tại sao hiện giờ họ không mua sản phẩm của bạn  bạn cần cải thiện sản phẩm của bạn như thế nào  sở thích tiêu dùng của họ; họ đi mua hàng lúc nào và ở đâu 4.2. Thông tin về xu thế thị trường Thị trường thường thay đổi theo một hướng nhất định. Những xu hướng này rất quan trọng vì là một phần của những sự biến chuyển này sẽ đem đến những thay đổi lớn cho sự thành công của doanh nghiệp của bạn. Bạn xác định, tham gia và phản ứng với xu thế của thị trường càng sớm thì bạn lại càng có thuận lợi trong công việc kinh doanh. Nếu bạn phản ứng với xu thế của thị trường vào giai đoạn cuối, doanh nghiệp của bạn đã không bắt kịp sự chuyển hướng của thị trường, và sẽ phải chịu việc giảm khách hàng. Để nắm được xu hướng của thị trường, cần biết:  Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của bạn có chuyển cùng hướng với đối thủ cạnh tranh không? Bạn có hiểu tại sao lại có/không?  Bạn có hiểu xu hướng nhu cầu của năm ngoái hoặc 2 năm trước không? Bạn có thể sử dụng thông tin này để dự đoán xu hướng thay đổi của 2 năm sau hoặc hơn không?  Sự biến đổi trong thị trường của bạn có phải là do có thêm nhiều sản phẩm mới tham gia vào thị trường?  Có phải đối thủ cạnh tranh của bạn giới thiệu những nét đặc trưng mới, công nghệ mới hoặc sản phẩm mới? Họ có sử dụng nhiều hơn việc quảng cáo trên mạng?  Xu hướng chung của nền kinh tế là gì? Ví dụ, có thềm nhiều công ty của nước ngoài tham gia vào thị trường không? Lạm phát có tăng không? Có phải thuế xuất/nhập khẩu giảm? 4.3. Tìm kiếm các thông tin thị trường và các số liệu khác Trước khi quyết định đầu tư và một nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, bạn nên dành thời gian để thu thập các thông tin miễn phí về thị trường có sẵn. Các trang thông tin của chính phủ, những nhà tài trợ đa phương (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Liên Hiệp quốc), và những nhà tài trợ song phương thường có rất nhiều thông tin có ích, và rất dễ dàng để sử dụng. Trang thông tin của các tổ chức phi chính phủ quốc tế liên quan đến phát triển kinh doanh cũng có thể có những tài liệu có ích. Các tổ chức như Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam (VCCI) và những hiệp hội doanh nghiệp khác bao giờ cũng thường là những địa chỉ đầu tiên để tìm kiếm những thông tin có ích về xu hướng thị trường và những vấn đề ảnh hưởng đến DNNVV. Cần tìm kiếm loại tài liệu nào Những tài liệu về nghiên cứu thị trường thường là các báo cáo công nghiệp, phân tích khu vực, những số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục thống kê, thông tin từ các hiệp hội doanh nghiệp như LEFASO hoặc VITAS. Các trang thông tin của Bộ Kế hoạch đầu tư hoặc Bộ Thương mại cũng có những tài liệu có thể giúp bạn tìm hiểu về thị trường. Các phòng đăng ký kinh doanh ở địa phương có thể cung cấp báo cáo của các công ty. Những văn phòng chính phủ khác hỗ trợ DNNVV cũng là một nguồn thông tin tốt cho doanh nghiệp, ví dự Cục hỗ trợ phát triển DNNVV, Sở kế hoạch và đầu tư, sở công nghiệp và sở thương mại ở các tỉnh. Ngoài ra, bạn có thể tìm được thông tin trên các trang thông tin hỗ trợ phát triển doanh nghiệp hoặc xây dựng thương hiệu ví dụ như thuonghieuviet.com.vn, thuonghieuviet.com, smenet.com.vn. Ngoài ra, các thông tin bạn thu thập được về chính công việc kinh doanh của bạn từ những bản báo cáo, dữ liệu về khách hàng, hoặc những số liệu về bán hàng hàng năm cũng có ích. Bạn có thể so sán ...