Ngữ âm học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu về tiếng nói của con người. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, người nói và người nghe muốn hiểu nhau thì phải thực hiện quá trình phát tin và nhận tin. Để tìm hiểu rõ hơn về ngữ âm tiếng Việt, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình: Ngữ âm tiếng Việt hiện đại BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ---o0o--- VÕ XUÂN HÀO GIÁO TRÌNHNGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI Quy Nhơn, 2009 MỤC LỤC 1Mục lục 2Chương 1. Ngữ âm và ngữ âm học1.1. Ngữ âm và kiến trúc ngữ âm 21.2. Cơ sở của ngữ âm 51.3. Ngữ âm học và âm vị học 8 13Chương 2. Các đơn vị ngữ âm2.1. Âm tiết 132.2. Âm tố và âm vị 152.3. Thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu 19 23Chương 3. Lý thuyết syllabeme và cơ cấu âm tiết tiếng Việt3.1. Lý thuyết syllabeme 233.2. Đặc điểm của âm tiết và khả năng phân xuất âm tiết tiếng Việt 273.3. Xác định số lượng âm tiết tiếng Việt 34 37Chương 4. Thanh điệu tiếng Việt4.1. Thanh điệu và quy luật phân bố của thanh điệu tiếng Việt 374.2. Thanh điệu với chức năng khu biệt nghĩa 434.3. Thanh điệu với chức năng thể hiện nghĩa gợi tả 544.4. Thanh điệu với hình thức ngữ âm của từ ngữ 58 70Chương 5. Các đơn vị ngữ âm đoạn tính5.1. Hệ thống âm đầu 705.2. Hệ thống âm đệm 765.3. Hệ thống âm chính 795.4. Hệ thống âm cuối 91 98Chương 6. Chính âm, chữ viết, chính tả6.1. Chính âm 986.2. Chữ viết 1036.3. Chính tả 108 110TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Chương 1 NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC Ngữ âm học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu về tiếng nói của conngười. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, người nói và người nghe muốn hiểu nhauthì phải thực hiện quá trình phát tin và nhận tin. Phương tiện dùng để phát tin và nhận tin đóchính là âm thanh ngôn ngữ-ngữ âm. Âm thanh ngôn ngữ là âm thanh do bộ máy cấu tạo âmthanh của con người tạo ra, nó có nghĩa và được sử dụng làm phương tiện giao tiếp. Âmthanh con người sử dụng làm phương tiện giao tiếp là một thực thể hiện hữu bao gồm haimặt: mặt xã hội và mặt cá nhân. Chuyên ngành nào sẽ nghiên cứu về các mặt đó? Âm thanhngôn ngữ được được xây dựng trên những cơ sở nào, sắp xếp theo quy luật, quy tắc nào?Những câu hỏi cụ thể này sẽ được giải đáp ở Chương 1 theo các chủ đề: Chủ đề 1: Ngữ âm và kiến trúc ngữ âm. Chủ đề 2: Cơ sở của ngữ âm. Chủ đề 3: Ngữ âm học và âm vị học. Mục tiêu của chương này là giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản của ngữâm học, xác định được đối tượng nghiên cứu, làm tiền đề cho việc nghiên cứu những nộidung liên quan ở các chương sau. 1.1. Ngữ âm và kiến trúc ngữ âm 1.1.1. Ngữ âm Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nhưng ngôn ngữ làcái gì đó rất trừu tượng. Trong thực tiễn của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, cái mà cácnhân vật tham gia vào hoạt động giao tiếp - người nói và người nghe - có thể tri giác đượcbằng thính giác không phải là cái gì trừu tượng, vô hình mà phải là một cái rất cụ thể. Cụthể đến mức khi vắng mặt các nhân vật giao tiếp nhưng nhờ thường xuyên tiếp xúc với cáiâm thanh cụ thể ấy, quen với nó mà ta có ấn tượng về nó, ghi nhớ và khắc sâu nên ta có thểnhận ra được cái âm thamh cụ thể ấy là tiếng nói của ai? Người ấy thuộc vùng phương ngữnào? Giọng nói ấy có sức truyền cảm và tác động đến người nghe như thế nào?,… Như vậy,phương tiện giao tiếp ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng: Thứ nhất, đó là phương tiện giao tiếp ở dạng tiềm năng, tồn tại trong đầu óc của mỗicon người: ngôn ngữ. Thứ hai, đó là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện thực, cụ thể, sinh động tồn tại trongthực tiễn của đời sống giao tiếp: lời nói - sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ. Ngôn ngữ được coi ...