Danh mục tài liệu

Giáo trình Nguyên lý Thống kê (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 - ThS. Trịnh Thị Huyền Thương

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.90 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyên lý Thống kê là bộ môn thuộc khoa học kinh tế. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thống kê kinh tế. Nội dung bao gồm hệ thống các phương pháp thu thập, tổng hợp trình bày số liệu thực tiễn, tính toán các đặc trưng của các đối tượng kinh tế được nghiên cứu, nhằm phục vụ cho quá trình nhận biết, tiếp cận điều tra, phân tích, dự đoán các hiện tượng và quá trình kinh tế. Giáo trình gồm 2 phần, phần 1 gồm nội dung 4 chương đầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nguyên lý Thống kê (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 - ThS. Trịnh Thị Huyền Thương TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHTRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP ----- o0o ----- TH.S TRỊNH THỊ HUYỀN THƯƠNG (CHỦ BIÊN) GIÁO TRÌNHNGUYÊN LÝ THỐNG KÊ VINH, NĂM 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHTRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP ----- o0o ----- TH.S TRỊNH THỊ HUYỀN THƯƠNG GIÁO TRÌNHNGUYÊN LÝ THỐNG KÊ GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA VINH, 2011 2 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, với chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước, nền kinh tếnước ta đang thực hiện mở cửa để từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trongbối cảnh đó, việc tổ chức sưu tầm, nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoa học tiên tiếnlà yêu cầu hết sức cấp bách. Trong kinh tế thị trường, vấn đề thu thập và xử lý dữ liệu thực tế là không thểthiếu được và có ý nghĩa ngày càng lớn. Các nhà nghiên cứu kinh tế, quản lý nhà nướccũng như doanh nhân thường xuyên phải đối mặt với việc tìm ra quy luật biến động,suy diễn, giải thích và kết luận về các quá trình và hiện tượng kinh tế. Vì vậy, thống kêkinh tế học có vai trò quan trọng, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà kinh tế và quảnlý trong nghiên cứu thị trường để ra quyết định về chính sách và kinh doanh. Nguyên lý Thống kê là bộ môn thuộc khoa học kinh tế. Môn học nhằm trang bịcho sinh viên các kiến thức cơ bản về thống kê kinh tế. Nội dung bao gồm hệ thốngcác phương pháp thu thập, tổng hợp trình bày số liệu thực tiễn, tính toán các đặc trưngcủa các đối tượng kinh tế được nghiên cứu, nhằm phục vụ cho quá trình nhận biết, tiếpcận điều tra, phân tích, dự đoán các hiện tượng và quá trình kinh tế. Chương trình được biên soạn cho 3 đơn vị học trình (45 tiết) trong đó có 15 tiếtdành cho thảo luận và bài tập. Cuốn giáo trình Nguyên lý thống kê được biên soạn dựa vào chương trình chuẩn của BộGiáo dục và Đào tạo và dựa trên cơ sở tham khảo các giáo trình được các tác giả ở các trườngĐại học kinh tế nổi tiếng trong nước và quốc tế. Cuốn giáo trình này đặc biệt đáp ứng nhu cầu đào tạo từ xa, được thiết kế theo kết cấukhoa học bao gồm lý thuyết, tóm tắt, câu hỏi ôn tập, bài tập tự làm. Với kết cấu trên sẽ giúp chongười học nâng cao chất lượng tự học của mình. Tập thể tác giả biên soạn cuốn giáo trình gồm: Th.S Trịnh Thị Huyền Thương chủ biên. Th.S Nguyễn Thị Thúy Quỳnh biên soạn phần bài tập các chương. Mặc dù đã cố gắng và thận trọng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắnkhông tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được sự góp ýcủa các đồng nghiệp, học viên và độc giả để chỉnh lý cho lần tái bản được hoàn thiệnhơn. NHÓM TÁC GIẢ 3 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ KINH TẾ1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN THỐNG KÊ1.1. Thống kê là gì? Từ Thống kê được hình thành từ tiếng Latinh là Status hoặc từ tiếng ItaliaStatista… mỗi từ đều có ý nghĩa là hình thái chính trị hoặc trạng thái hiện tượng. Thống kê được các tác giả dùng với nhiều nghĩa khác nhau. Trong giới hạnchương trình này, có thể hiểu khái niệm thống trên hai góc độ: Thống kê là một môn khoa học kinh tế, nghiên cứu mặt lượng trong mối quanhệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội phát sinh trongđiều kiện thời gian, địa điểm cụ thể. Do đó, thống kê học thể hiện rõ tính khoa học bởicó cơ sở lý luận, cơ sở phương pháp luận và có đối tượng nghiên cứu riêng. Thống kê còn là một thuật ngữ đứng trên góc độ nghiệp vụ thực tế có thể hiểuvới nghĩa công tác thống kê, vận dụng phương pháp nghiên cứu mặt lượng của cáchiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở ứng dụng lý thuyết thống kê hình thành hệ thốngphương pháp thống kê, hệ thống chỉ tiêu phân tích vận dụng trong công tác thống kê.Do đó, có thể coi thống kê là một môn khoa học về công tác thống kê. Các phương pháp thống kê được dùng nhiều trong nghiên cứu khoa học, làcông cụ hữu hiệu cho việc lập kế hoạch và chính sách của Chính phủ. Khoa học thốngkê ứng dụng trong kinh tế hình thành môn học thống kê kinh tế.1.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các phương pháp để thu thập, xử lý vàphân tích những tài liệu mà nó phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất củahiện tượng số lớn, nhằm nêu lên đặc điểm, bản chất và quy luật của hiện tượng nghiêncứu trong điều kiện thời gia và địa điểm cụ thể. Chất là tổng hợp những đặc điểm, những thuộc tính vốn có của sự vật, hiệntượng (khách quan). Thông qua đó cho chúng ta biết sự vật hiện tượng đó là cái gì vàtrên cơ sở đó giúp chúng ta nhận biết được chúng với các sự vật hiện tượng khác.Những khái niệm phạm trù chính là phương tiện để thể hiện mặt chất của sự vật. Lượng là tổng hợp những đặc điểm, những thuộc tính vốn có của sự vật, hiệntượng. Thông qua đó cho chúng ta thấy quy mô và khối lượng về kết cấu, về tốc độphát triển. Con số là phương tiện để thể hiện mặt lượng của sự vật, hiện tượng. Tuynhiên con số đó phản ánh đúng hay không phụ thuộc nhiều vào phương pháp nghiêncứu. Quan hệ giữa chất và lượng rất mật thiết. Mặt chất mang tính ổn định tương đối,mặt lượng của hiện tượng không ngừng thay đổi theo không gian và thời gian. Sự thayđổi, tích lũy của lượng đến mức độ nào đó sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Ví dụ: Chất: Học sinh 4 Lượng: từ lớp 1 –12 Sau 12 năm, chất không là học sinh nữa mà có thể là sinh viên, côngnhân… ...

Tài liệu có liên quan: