Danh mục tài liệu

GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ XÁC LẬP HỆ THỐNG ĐIỆN_CHƯƠNG 5

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 540.79 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu giáo trình phân tích chế độ xác lập hệ thống điện_chương 5, kỹ thuật - công nghệ, điện - điện tử phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ XÁC LẬP HỆ THỐNG ĐIỆN_CHƯƠNG 5 Chương 5 TÍNH TOÁN CƠ HỌC ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG §5.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG5.1.1 Đường dây trên không Đường dây trên không bao gồm dãy các cột điện, trên đó có các xà và dâydẫn được treo vào các xà qua các xứ cách điện. Cột điện được chôn xuống đấtbằng các móng vững chắc, làm nhiệm vụ ỡ dây ở trên cao so với mặt đất, do đógọi là đường dây trên không. Trên cột còn có thể treo dây chống sét để sétkhông đánh trực tiếp vào dây dẫn. 1.Dây dẫn Dây dẫn được làm bằng đồng (M), nhôm (A), nhôm lõi thép (AC), thép(∏K, TK). Có các loại dây dẫn sau: - Dây đơn chỉ có một sợi duy nhất: thường là dây thép, dây lưỡng kim lõi théphủ đồng ở ngoài; - Dây vặn xoắn đồng nhất: nhiều sợi nhỏ (đồng, nhôm hay thép) vặn xoắn lạivới nhau; - Dây vặn xoắn nhôm lõi thép, để tăng độ bền người ta làm lõi thép ở trong,các sợi nhôm ở bên ngoài; - Dây vặn xoắn nhôm lõi thép có thêm các sợi phụ bằng chất cách điện để tăngbán kính dùng cho điện áp 220 kV trở lên. 2.Cột điện Cột điện làm bằng gỗ, bêtông cốt thép hay bằng thép. Theo chức năng cộtđiện gồm có: - Cột néo và néo góc: cột néo để giữ chắc đầu dây nối vào cột qua chuỗi sứnéo; cột néo góc dùng khi đường dây đổi hướng; - Cột đỡ và đỡ góc làm nhiệm vụ đỡ dây dẫn nối vào cột qua chuỗi sứ đỡ. Cộtđỡ cũng chia ra cột đỡ thẳng và cột đỡ góc. Khi dường dây đổi hướng, nếu gócđổi hướng từ 10 đến 200 thì dùng cột đỡ góc, nếu góc lớn hơn thì dùng cột néogóc. Nếu dùng cột đỡ góc thì thường treo thêm tạ cân bằng để chuối sứ không bịlệch quá; - Cột cuối dùng ở đầu và cuối đường dây; 205 - Cột vượt là cột cao hoặc rất cao sử dụng khi đường dây qua chướng ngại caohoặc rộng như đường dây điện, đường dây thông tin, sông rộng,.. Cột vượt cóthể là cột néo hay đỡ; - Còn có các cột dùng để chuyển vị các dây pha (cột đảo pha) và cột để nốicác nhánh rẽ (cột rẽ). Cũng có các cột đặc biệt trên đó đặt dao cách ly, tụ bù,... Khoảng cách giữa hai điểm treo dây trên hai cột kề nhau gọi là khoảng cột.Nếu hai cột kề nhau là cột néo thì gọi là khoảng cột néo. Khoảng giữa hai cộtnéo gồm nhiều cột đỡ liên tiếp gọi là khoảng néo. Khoảng néo bao gồm nhiềukhoảng cột thường. Khi đường dây vượt qua chướng ngại thì ta có khoảng vượt,khoảng vượt có thể có một hoặc nhiều khoảng cột. 3.Sứ cách điện và phụ kiện Sứ cách điện có thể là sứ dứng hay sứ treo. Sư đứng dùng cho điện áp trungtrở xuống, mỗi dây pha dùng một sứ cắm trên các cọc dỡ đặt trên xà cột. Sứ treogồm các bát sứ treo nối tiếp thành chuỗi dùng cho điện áp trung đến siêu cao.Có chuỗi sứ đỡ và chuối sứ néo dùng cho cột đỡ và cột néo. Trên chuỗi sứ cóthể có các kim của khe hở chống sét và thiết bị điều hòa phân bố điện thế trênchuỗi sứ. Dây dẫn được gắn vào chuối sứ nhờ các kẹp dây. Đối với đường dây trên không còn có các thiết bị khác như: - Quả tạ chống rung để tiêu hao năng lượng do dao động riêng của dây dẫn,chống hiện tượng cộng hưởng tần số dao động riêng với tần số công nghiệp,đảm bảo dây không bị rung; - Để chống quá điện áp trên đường dây dùng dây chông sét, nối đát các cộtđiện, đặt chống sét ống, tạo các khe hở phóng điện. Trên bảng 5.1 giới thiệu một vài thông số đặc trưng các đường dây trên không Bảng 5.1 Một vài số liệu đặc trưng các đường dây trên không Điện Cộ t Khoảng cột; m ap;kV 10 Bê tông cốt thép 80÷150 35 Bê tông 200÷260 Thép 220÷270 110 Bê tông 220÷270 Thép 250÷350 220 Bê tông 220÷300 Thép 350÷450206 500 Bê tông 250÷300 Thép 300÷4505.1.2 Các trạng thái làm việc của đường dây trên không Xét về mặt cơ hoc, đường dây trên không sẽ vận hành trong các trạng tháikhác nhau mà mỗi trạng thái chúng chịu tác động của các lực tương ứng. Mỗitrạng thái được đặc trưng bởi tập hợp các thông số môi trường và tình tạng dâydẫn và dây chống sét. Trạng thái môi trường ở dây là tốc độ gió và nhiệt độkhông khí. Có 5 trạng thái để xem xét cơ học cho đường dây như sau: 1.Trạng thái nhiệt độ thấp nhất: Khi nhiệt độ thấp nhất, dây dẫn bị co lại, gâyứng suất trong dây lớn nhất. Dây bị co lại có thể gây lực kéo ngược chuỗi sứ vànhổ cột. 2. Trạng thái bão: Trạng thái này dây dẫn chịu tải trọng cơ học lớn nhất, ứngsuất trong dây lớn nhất và dây bị lệch khỏi mặt phẳng đứng. 3. Trạng thái nhiệt độ trung bình: Đây là trạng thái làm việc lâu dài của dâydẫn. Dây dẫn chịu sự rung động thường xu ...