Danh mục tài liệu

Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội

Số trang: 123      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin cung cấp các nội dung chính sau: Mở đầu; đại cương về hệ thống thông tin trong quản lý; các công cụ diễn tả xử lý; các mô hình và phương tiện diễn tả dữ liệu khảo sát hiện trạng và xác lập dự án;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà NộiTRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Chủ biên: Vũ Thị Kim Phượng Đồng tác giả: Nguyễn Thị Nhung GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN (Lưu hành nội bộ) Hà Nội năm 2011 Tuyên bố bản quyền Giáo trình này sử dụng làm tài liệu giảng dạy nội bộ trongtrường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội không sửdụng và không cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sử dụnggiáo trình này với mục đích kinh doanh. Mọi trích dẫn, sử dụng giáo trình này với mục đích kháchay ở nơi khác đều phải được sự đồng ý bằng văn bản củatrường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội 2CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦUĐặt vấn đề Việc ứng dụng máy tính trong công tác quản lý thông tin ở nước ta hiện nayđang phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu nắm bắt, trao đổi thông tin nhanh quyết địnhkhông nhỏ đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Song song vớiviệc phát triển phần cứng và sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu có sẵn, nhiềucông ty đã tiến hành tự xây dựng hoặc tìm mua các chương trình quản lý dữ liệuphù hợp với đặc thu công việc riêng của mình. Công việc xây dựng một chương trình quản lý , lâu nay vẫn do các lập trìnhviên đảm trách. Nhiều người trong số họ thường có thói quen bắt đầu công việcbằng cách phác thảo ra cơ sở dữ liệu, xong bắt tay vào xây dựng chương trìnhngay. Trong quá trình lập trình, thấy thiếu thông tin cần quản lý nào thì điều chỉnhcơ sở dữ liệu và sửa lai chương trình. Cách làm này thoat trông thì có vẻ tiện lợi,nhưng thực tế lại khiến lập trình viên mất rất nhiều thời gian và công sức, công typhải chịu phí tổn cao để hoàn chỉnh một hệ thống thật sự hiệu quả, đáp ứng đúngnhu cầu của người sử dụng. Và như thế thì chỉ có thể tạm chấp nhận được với cácchương trình nhỏ và đơn giản. Đối với những hệ thống quản lý tương đối lớn, việc tổ chức chính xác cơ sởdữ liệu ngay từ đầu là chuyện không đơn giản, nhưng lại rất cần thiết, vì nó sẽgiảm phí tổn, thời gian lập trình, cũng như đảm bảo quá trình xử lý thông tin củahệ thống đạt hiệu quả cao nhất. Để làm được việc đó, cần phải thực hiện việc khảosát và thiết kế hệ thống. Công việc này thường được đảm trách bởi những nhàphân tích thiết kế hệ thống nhiều kinh nghiệm.Phân tích và thiết kế có cần phương pháp ? Có việc gì làm một cách nghiêm túc mà không cần áp dụng một phươngpháp ? Huống chi việc phân tích và thiết kế một hệ thống vốn là một việc phức tạpvà trường kỳ, đương nhiên là rất cần được triển khai theo một phương pháp hợplý. Vậy phương pháp phân tích và thiết kế là gì ? và nó giúp gì cho người xâydựng hệ thống? Một phương pháp phân tích và thiết kế là sự hợp thành của ba yếutố:  Một tập hợp các khái niệm và mô hình, bao gồm các khái niệm cơ bản sử dụng trong phương pháp cùng với các cách biểu diễn chúng (thường dưới dạng đồ thị)  Một tiến độ triển khai, bao gồm các bước đi lần lượt, các hoạt động cần làm  Một công cụ trợ giúp, là một phần mềm giúp cho việc triển khai hệ thống thực hiện theo phương pháp được chặt chẽ và nhanh chóng. 3 Trước những năm 60, chưa định hình những phương pháp rõ rệt cho phântích và thiết kế hệ thống. Người ta xây dựng hệ thống một cách tùy tiện, theo sởthích và kinh nghiệm cá nhân. Kết quả phân tích là những tập tài liệu dày cộm,trình bày dưới dạng văn tự dài dòng, khó đọc và khó trao đổi. Từ những năm 70đến nay, nhiều phương pháp phân tích và thiết kế lần lượt ra đời. Mỗi phươngpháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, có thể được ưa chuộng ở nơi này,nhưng lại ít được ưa chuộng ở nơi khác. Sự phong phú và đa dạng trong phươngpháp như vậy cũng có nghĩa là sự không thống nhất, không chuẩn hóa. Tuy nhiên trải qua thời gian, một số phương pháp đã tỏ ra là có sức sốngdẻo dai, bám trụ được cho đến ngày hôm nay. Trong số này phải kể trước hết đó làcác phương pháp được gọi dưới một cái tên chung là các phương pháp có cấu trúc(hay các phương pháp trên xuống). Cũng không thể không kể đến một trào lưumới, mãnh liệt: Đó là sự ra đời ồ ạt, từ năm 1990, của các phương pháp phân tíchvà thiết kế hướng đối tượng, để rồi qui vào một cái chuẩn, xuất hiện năm 1997, làUML (Unified Modeling Language).Các phương pháp hướng chức năng - Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technie) xuất phát từ Mỹ, ý tưởng cơ bản của nó là phân rã một hệ thống lớn thành các hệ thống con đơn giản hơn.SADT được xây dựng dựa trên 7 nguyên lý sau:o Sử dụng một mô hình.o Phân tích trên xuốngo Dùng một mô hình chức năng và một mô hình quan niệm (còn được gọi là “mô hình thiết kế”)o Thể hiện tính đối ngẫu của hệ thốngo Sử dụng các b ...

Tài liệu có liên quan: