Danh mục tài liệu

Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non: Phần 2

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.74 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non trình bày các nội dung: Hình thành biểu tượng về hình dạng vật thể cho trẻ mầm non; hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo; hình thành sự định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo; thiết bị dạy học trong hình thành biểu tượng toán học cao đẳng cho trẻ mầm non; lập kế hoạch hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ trong trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non: Phần 2 Chương V HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH DẠNG VẬT THỂ CHO TRẺ MẦM NONI. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHỮNG BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNGCỦA TRẺ MẦM NON. Mỗi vật trong môi trường xung quanh đều có hình dạng nhất định, nhưvậy hình dạng là một trong những dấu hiệu bên ngoài với vật cụ thể. Dựa vàohình dạng của vật mà con người phân biệt vật này với vật khác, so sánh và tạonhóm các vật khác nhau theo dấu hiệu hình dạng. Hình hình học là các hìnhchuẩn mà con người dựa vào đó để xác định hình dạng của các vật. Bởi hìnhdạng của vật bất kỳ đều được phản ánh khái quát bằng dạng của hình hình họcnào đó hay bằng sự kết hợp của một số hình hình học theo một kiểu nhất địnhtrong không gian. a. Biểu tượng hình dạng của vật xuất hiện rất sớm ở trẻ mầm non. Ngaytừ lứa tuổi nhà trẻ, thông qua hoạt động với các đồ vật, đồ chơi có hình dạngphong phú với sự tham gia tích cực của các giác quan đặc biệt là thị giác, xácgiác mà kinh nghiệm cảm nhận hình dạng của trẻ được tích lũy dần. Thực tiễncho thấy ngay từ nhỏ trẻ đã nhận biết dược hình dạng của nhiều vật quenthuộc, ví dụ: trẻ nhận biết được chai sữa hay nhiều đồ vật có xung quanh trẻthông qua hình dạng quen thuộc của chúng. Tuy nhiên biểu tượng hình dạnglà vốn kinh nghiệm thực tiễn của trẻ thường thiếu chính xác, tản mạn vàkhông có tính hệ thống. - Trẻ 2-3 tuổi đã phân biệt được hình dạng của vật. Do trí tuệ đã pháttriển nên trẻ đã hiểu lời nói tương ứng với vật, điều đó cho thấy ở trẻ đã có sựphối hợp giữa lời nói và biểu tượng. Tuy thường bị lôi cuốn bởi các thao tácvới các đồ vật mà trẻ yêu thích, nhưng phần lớn trẻ thực hiện đúng nhiệm vụđược giao. Điều đó chứng tỏ việc trẻ phân biệt hình dạng vật thể là kết quảcủa các thao tác thực tiễn nhiều lần của với vật. Vì vậy ngay từ lứa tuổi nhàtrẻ cần tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật, không nên rút ngắn quá trìnhthao tác với các vật thể của trẻ. Bởi trong thời gian đó diễn ra sự thích ứngcủa các giác quan, hoàn thiện sự tri giác hình dạng của vật, sự nhận biết 134chúng, còn trên các tiết học, trò chơi giáo viên hướng dẫn trẻ gọi tên hình, vànhận biết những đặc điểm của hình. - Tuy nhiên biểu tượng hình dạng là vốn kinh nghiệm thực tiễn của trẻthường thiếu chính xác, tản mạn và không có tính hệ thống. Do những kinhnghiệm thực tiễn mà trẻ thu được trong quá trình thao tác với các vật còn quáít ỏi, nên hình dạng của các vật được trẻ nhận biết một cách đơn lẻ, trẻ khôngnhận thấy sự đồng nhất về hình dạng của rất nhiều vật quen thuộc có xungquanh trẻ, như: cái đĩa, cái gương, cái vòng... đều có hình tròn. Điều đó chứngtỏ khả năng khái quát các vật theo dấu hiệu hình dạng ở trẻ là rất yếu. - Khả năng tri giác, nhận biết hình dạng vật thể và các hình hình học ởtrẻ nhỏ có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Khả năng này phụthuộc vào lứa tuổi trẻ, vào vốn kinh nghiệm cảm giác của trẻ và sự tác độngsư phạm của các nhà giáo dục. Vì vậy việc làm quen trẻ với các hình hìnhhọc, dạy trẻ phân biệt nhận biết, nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của cáchình là rất quan trọng. Khả năng tri giác các hình hình học của trẻ nhỏ cònyếu so với sự tri giác hình dạng vật ở trẻ, trẻ rất khó khăn trong việc nhận biếtcác hình hình học khi chúng được đặt ở các vị trí khác. Thông qua quá trìnhthao tác với các hình hình học dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ bắt đầuphân biệt, nhận biết và nắm được tên gọi của các hình. b. Ở trẻ 3-4 tuổi tri giác cảm giác của trẻ ngày càng trở nên phong phú,biểu tượng hình dạng của trẻ ngày càng được đa dạng và chính xác. Trẻ đã cókhả năng phân biệt và nói đúng hình dạng của các vật quen thuộc như: cái đĩacó hình tròn, ô gạch có hình vuông... Trẻ ba tuổi vẫn thường bị lôi cuốn bởicác thao tác với đồ vật hơn là việc nhận biết hình dạng của vật, vì vậy trẻthường chỉ thực hiện nhiệm vụ lựa chọn vật theo hình dạng cho trước sau khiđã thỏa mãn những hứng thú khác của trẻ. Tuy nhiên trẻ 3 tuổi có khả nănghiểu và thực hiện nhiệm vụ tìm vật theo hình dạng mà không cần kiểm trabằng mắt. - Với các hình hình học, những quan sát thực tiễn cho thấy trẻ nhỏkhông tri giác chúng như những hình chuẩn, mà thường coi chúng như nhữngđồ chơi thông thường, và nếu những hình đó giống với những đồ chơi quenthuộc với trẻ thì trẻ sẽ gọi chúng bằng tên gọi của đồ chơi đó, như: hình ô vantrẻ gọi là quả trứng, khối chữ nhật – cái hộp, hình vuông – cái khăn... 135 - Trẻ 3 tuổi bắt đầu nhận biết chính xác các hình hình học phụ thuộc vịtrí của chúng trong không gian. Tuy nhiên do tri giác của hình không kĩ nêntrẻ hay nhầm lẫn các hình tương đối giống nhau, như: hình ô van và hình tròn,hình vuông và hình chữ nhật... ngay cả khi các hình đó ở trước mặt trẻ, nhưngtrẻ lại phân biệt và lựa chọn các đồ vật theo hì ...

Tài liệu có liên quan: