Danh mục tài liệu

Giáo trình PLC nâng cao (Dùng cho hệ cao đẳng nghề Điện công nghiệp): Phần 2

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 13.37 MB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 giáo trình gồm nội dung các bài học: Bài 5 - Mô hình băng tải phân loại theo màu và đếm sản phẩm; bài 6 - Mô hình trộn dung dịch; bài 7 - Mô hình đóng nắp sản phẩm; bài 8 - Điều khiển lò nhiệt; bài 11 - Phần mềm WinCC và màn hình cảm biến; bài 12 - Kết nối PLC với màn hình cảm ứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình PLC nâng cao (Dùng cho hệ cao đẳng nghề Điện công nghiệp): Phần 2 Giáo trình PLC nâng cao BÀI 5: MÔ HÌNH BĂNG TẢI PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO MÀU VÀ ĐẾM SẢN PHẨM 5.1.Giới thiệu chung về băng tải Băng tải là một phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm… có vai trò quan trọng trong tất cả các ngành công nghiệp, nhà máy. Ra đời từ rất lâu và có được sử dụng rông rãi nhờ những ưu điểm như: cấu tạo đơn giản, bền vững, có khả năng vận chuyển nguyên vật liệu theo phương nằm ngang, nghiêng với khoảng cách từ gần đến xa, làm việc êm, năng suất cao mà tiêu hao năng lượng không lớn. Ngày nay, cấu tạo và vật liệu làm băng tải ngày càng hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất chuyên môn hóa cao cũng như phù hợp với đặc thù riêng của từng lĩnh vực, sản phẩm. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với số lượng các nhà máy, công trình, khu công nghiệp ngày càng tăng. Kéo theo sự phát triển đó cũng là nhu cầu cao về số lượng và sự phong phú của các hệ thống băng tải. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất và chế tạo băng tải. Do đó có rất nhiều loại băng tải có cấu tạo và chức năng khác nhau phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực sản xuất, vận chuyển. Mô hình băng tải của công ty Tân Phát là một dạng của mô hình băng tải công nghiệp trong thực tế. Tuy nhiên, là một mô hình phục vụ cho công tác giảng dạy và thực hành trong các trường cao đẳng, đại học và dạy nghề nên được thiết kế với những yêu cầu riêng. Khoa điện – điện tử 58 Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình PLC nâng cao Hình 5.1: Mô hình băng tải giáo dục của công ty tự động hóa Tân Phát 5.2.THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ - Băng tải có hai quả lô chủ động và bị động, quả lô chủ động được dẫn động bởi một động cơ có hộp giảm tốc, do đó có thể thay đổi chiều quay hoặc tốc độ của băng tải bằng cách thay đổi chiều quay hoặc tốc độ của động cơ. - Cơ cấu nạp liệu: vật mẫu nhiều mầu được xếp trong ống dẫn liệu và được đẩy xuống băng tải khi thanh gạt di chuyển qua lại trong rãnh cơ khí. Khi xi lanh kéo thanh gạt liệu về (theo chiều -), đồng thời để cho vật mẫu rơi xuống máng liệu. Khi liệu đã rơi xuống máng liệu, xilanh được điều khiển bởi van điện từ sẽ đi ra (theo chiều +) đẩy thanh gạt liệu và đẩy vật mẫu xuống băng tải. Toàn bộ quy trình hoạt động của nạp liệu được điều khiển bởi 01 xilanh khí nén. - Phân loại sản phẩm: sau khi vật mẫu được chuyển xuống băng tải và di chuyển dọc theo băng tải, phía trên băng tải là các cảm biến có khả năng nhận biết mầu và vị trí của vật. Khi vật đi qua cảm biến đầu tiên ở đầu băng tải, đó là cảm biến mầu có khả năng nhận biết và truyền tín hiệu về bộ điều khiển để Khoa điện – điện tử 59 Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình PLC nâng cao xử lý. Dọc theo băng tải được bố trí các cảm biến Phản xạ-Khuếch tán, các xi lanh và máng dẫn liệu. Vật mẫu đã được xác định mầu khi đi qua các máng chứa liệu sẽ được cảm biến và xi lanh cùng phối hợp để đẩy vật xuống máng tương ứng. 5.3.Sơ đồ đấu nối mô hình băng tải phân loại vật theo mầu Mạch nguồn một chiều Hình 5.2: mạch nguồn một chiều Mạch kết nối PLC Khoa điện – điện tử 60 Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình PLC nâng cao Mạch điện động cơ băng tải Mạch khí nén + xilanh bộ phận đưa vật vào băng tải 4 2 Y5 Y4 5 3 1 Khoa điện – điện tử 61 Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình PLC nâng cao + xilanh bộ phận đẩy vật màu xanh + Xilanh bộ phận phân loại vật màu đỏ Khoa điện – điện tử 62 Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình PLC nâng cao + Xilamh bộ phận phân loại các màu còn lại 5.4.CÁC BÀI THỰC HÀNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Các bước thao tác khi thực hành với mô hình băng tải - Kiểm tra mô hình trước khi cấp điện. - Cắm giắc nối truyền thông từ bộ điều khiển tới máy tính lập trình - Download chương trình và chạy thử - Không được tự ý cho mô hình chạy mà không có sự kiểm tra của cán bộ hướng dẫn Ngắt nguồn khi không sử dụng mô hình Các bài thực hành cơ bản Bài 1. Điều khiển chiều chạy của băng tải Lập trình cho PLC để điều khiển chiều chạy của băng tải Yêu cầu: - Điều khiển quá trình đảo chiều chạy của băng tải bằng PLC, băng tải phải dừng lại một lúc trước khi chạy theo chiều ngược lại Khoa điện – điện tử 63 Trường Cao đẳng nghề Nam Định Giáo trình PLC nâng cao - Thực hành viết chương trình Bài 2. Đếm số vật di chuyển qua băng tải Sử dụng cảm biến Phản xạ - Khuếch tán ở khay liệu thứ 2 để đếm số vật mẫu di chuyển qua băng tải. Yêu cầu: - Khi vật mẫu di chuyển đến khay thứ 3 thì dừng lại một lúc và chạy ngược lại về khay thứ 1. Sau khi chạy về khay thứ nhất, vật lại dừng lại một lúc và chạy ngược về khay thứ 3. Sau 3 lần như vậy vật được đẩy xuống khay thứ 2. - Thực hành viết chương trình Bài 3. Phân loại vật vào từng khay chứa theo mầu - Sử dụng cảm biến mầu để nhận biết mầu của vật mẫu Yêu cầu: - Vật sau khi đi qua cảm biến mầu phải được phân loại vào từng khay tương ứng - Thực hành viết chương trình Bài 4. Điều khiển quá trình nạp liệu Sử dụng khay và rãnh nạp liệu để đẩy vật xuống băng tải Yêu cầu: - Tốc độ nạp vật không quá nhanh, phù hợp với tốc độ băng tải. Cơ cấu nạp vật phối hợp nhịp nhàng. - Thực hành viết chương trình Bài 5: Điều khiển toàn bộ mô hình băng tải Yêu cầu: - Toàn bộ mô hình hoạt động nhịp nhàng, vật được đặt tại khay nạp vật và được tự động đẩy xuống băng tải. Kết thúc hành trình, vật phải được phân loại theo mầu vào tường khay riêng. - Thực hành viết chương trình Kết nối mô hình băng tải với phần mềm giám sát quá trình Khoa điện – điện tử 64 Tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: