Danh mục tài liệu

Giáo trình Quản lý điều dưỡng và nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Cao Đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

Số trang: 174      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.54 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Quản lý điều dưỡng và nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Cao Đẳng) trang bị cho sinh viên các kiến thức về quản lý nhân lực, vật tư và tài sản và thời gian trong công tác điều dưỡng, đồng thời cũng trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thực hành nghiên cứu khoa học, cách chọn vấn đề nghiên cứu và xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản lý điều dưỡng và nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Cao Đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNHQUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG VÀNGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ngành/nghề: Hộ sinh Trình độ: Cao đẳng Bạc Liêu, năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ngành/nghề: Hộ sinh Trình độ: Cao đẳng(Ban hành kèm theo Quyết định số: 63G -QĐ/CĐYT, ngày 26 / 3 /2020 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu) Bạc Liêu, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Quản lý điều dưỡng và Nghiên cứu khoa học được biên soạn nhằmđáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của người học ngành Hộ sinh trình độ caođẳng. Bên cạnh những kiến thức về chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng, hộsinh, giáo trình còn cung cấp kiến thức về quản lý chất lượng và an toàn người, cáckỹ năng cần thiết cho người Hộ sinh. Đồng thời, giáo trình Quản lý điều dưỡng vàNghiên cứu khoa học còn cung cấp một số kiến thức cơ bản về các nghiên cứu tronglĩnh vực y học, giúp người Hộ sinh bước đầu tiếp cận với nghiên cứu trong thực hànhnghề nghiệp bởi trong nghề Hộ sinh cùng với những năng lực về chuyên môn để trựctiếp thực hiện những công tác chăm sóc Điều dưỡng có chất lượng và an toàn chongười bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng, năng lực nghiên cứu giữ vai trò quantrọng trong phát triển nghề nghiệp. Đặc biệt trong xu thế thực hành nghề nghiệp dựatrên bằng chứng, nghiên cứu điều dưỡng ngày càng trở nên cần thiết, cung cấp nhữngbằng chứng khoa học cho cải tiến chất lượng chăm sóc Hộ sinh nói riêng và pháttriển nghề nghiệp Hộ sinh nói chung. Giáo trình được biên soạn bởi các giảng viên đã có kinh nghiệm trong đào tạo,quản lý hộ sinh, điều dưỡng và nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng củaTrường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu. Giáo trình gồm 2 chương. Chương 1: Quản lý Điềudưỡng. Chương 2: Nghiên cứu khoa học. Tổng thời gian đào tạo là 90 tiết học, trongđó có 30 tiết lý thuyết và 60 tiết thực hành. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn sẽ khôngtránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Nhóm biên soạn rất mong nhận thêm sự đónggóp của quý đồng nghiệp, các bạn sinh viên và học viên cũng như người sử dụnggiáo trình. Bạc Liêu, ngày 20 tháng 01 năm 2020 Nhóm biên soạnCHỦ BIÊNTS. Phạm Thị Nhã TrúcTHAM GIA BIÊN SOẠN1. TS. Phạm Thị Nhã Trúc2. ThS. Giang Nhân Trí Nghĩa3. CN. Giang Thị Mỹ Kiều MỤC LỤCChương 1. QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG ...................................................................... 1Bài 1.1: HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM ................. 1Bài 1.2: QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG .............................. 9Bài 1.3: QUẢN LÝ NHÂN LỰC ............................................................................. 14Bài 1.4: PHÂN TÍCH SWOT VÀ KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH ........................... 23CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG .................................................................................... 23Bài 1.5: KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH ................................................................. 31Bài 1.6: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................... 39Bài 1.7. TỔ CHỨC CUỘC HỌP .............................................................................. 45Bài 1.8: THƯỜNG QUY ĐI BUỒNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA ... 49Bài 1.9: XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC ................................................. 52Bài 1.10: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC ..................... 59Bài 1.11: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TOÀN DIỆN ............................................. 64Bài 1.12. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNHÁN ............................................................................................................................. 70Chương 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................................................................. 75Bài 2.1: VAI TRÒ NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG ............................................... 75BÀI 2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .............................................. 82Bài 2.3. CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................ 91Bài 2.4. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ........................... 97Bài 2.5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THƯỜNG DÙNG................................................................................................................................. 109Bài 2.6. XÁC ĐỊNH CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ...................................... 120Bài 2.7. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .................................................. 139Bài 2.8. CÁCH ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 146VÀO THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG ..................................................................... 146Tên môn học: QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌCMã số môn học: H. 25Thời gian thực hiện môn học: 90 giờ (Lý thuyết: 28 giờ; thực hành, bài tập: 58; Kiểm tra: giờ).I. Vị trí, tính chất môn học: Vị trí: Tổ chức học sau khi đã học các môn học cơ sở và môn học chuyên ngànhđiều dưỡng. Tính chất: Trang bị cho sinh viên các kiến thức về quản lý nhân lực, vật tư và tàisản và thời gian trong công tác điều dưỡn ...

Tài liệu có liên quan: