Danh mục tài liệu

Giáo trình Quản lý khai thác đường ô tô (Hệ cao đẳng): Phần 2

Số trang: 50      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.65 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nối phần 1, phần 2 cuốn Giáo trình Quản lý khai thác đường ô tô (Hệ cao đẳng) trình bày công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường và đảm bảo an toàn giao thông qua nội dung chương 3 của tài liệu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản lý khai thác đường ô tô (Hệ cao đẳng): Phần 2 Hãy tính trị số mô đuyn đàn hồi đặc trưng theo số liệu đo được và kiểm tra xem có đảm bảo yêu cầu thiết kế không. Biết rằng kết cấu mặt đường được thiết kế với E yc = 1320 daN/cm2. BT2: Trên mặt đường có KCMĐ được thiết kế với mô đuyn yêu cầu E yc = 470 Mpa mới làm xong, người ta đo độ lún đàn hồi bằng tấm ép dưới tác dụng của tải trọng tĩnh xe tương đương với xe tiêu chuẩn đường ô tô. Kết quả độ lún đàn hồi: Khi có tải D1 = 0,1290cm, khi dỡ tải về không D2 = 0,1000cm. Hãy kiểm tra xem tại vị trí đo, MĐĐH thực tế có đảm bảo yêu cầu thiết kế không? Chương 3: CÔNG TÁC BẢO DƢỠNG, SỬA CHỮA ĐƢỜNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG3.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI CHỌN PHƢƠNG PHÁP SỬA CHỮA ĐƢỜNG (21-1)3.1.1. Những nguyên tắc cơ bản Đảm bảo năng suất lao động cao; Những công tác, những công việc phải được hoàn thành kịp thời, đúng hạn; Tận dụng nhiều nhất khoảng thời gian thuận lợi cho thi công; Ƣu tiên dùng máy móc và tận dụng tối đa công suất của máy móc; Chất lượng công trình phải được đảm bảo, nhưng giá thành rẻ nhất; Riêng với công tác đại tu và trung tu đường còn phải chú ý chọn đúng dây chuyền công nghệ và đảm bảo đồng bộ cơ giới hóa, tận dụng dùng các bán thành phẩm đã chế tạo sẵn, và chú ý đảm bảo những điều kiện của dây chuyền công nghệ thi công. Việc chọn phương án phải dựa trên so sánh theo những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.3.1.2. Những bước thực hiện so sánh phương án theo những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Trình tự tiến hành so sánh phương án để xác định phương án tổ chức và mức độ sửa chữa đường (chỉ bảo dưỡng hay sửa chữa, cải tạo, nâng cấp) như sau: Đề xuất các phương án về máy móc Chọn phương pháp tổ chức thi công cho từng phương án sửa chữa Lập sơ đồ công nghệ cho từng phương án sửa chữa và xác định năng suất của từng máy Xác định số lượng máy móc và nhân lực trong từng công tác của từng phương án sửa chữa Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng phương án sửa chữa: Chi phí qui đổi cho một đơn vị sản phẩm; Ví dụ chi phí cho 1m2 mặt đường, hoặc 1m3 đắp mở rộng nền đường, v.v…trong một phương án bao gồm chi phí xây dựng cộng với các chi phí: chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, chi phí cho các lần sửa chữa vừa trong thời hạn sửa chữa lớn; nếu là phương án làm lại đường hay nâng cấp đường thì còn cộng thêm chi phí cho các lần sửa chữa lớn trong thời hạn sử dụng đường. Các chi phí sửa chữa đều được qui đổi về năm đầu tiên rồi mới cộng vào chi phí xây dựng. Cách tính chi phí qui đổi đã được trình bày trong chương trình học kinh tế xây dựng. 48 Năng suất lao động trung bình; Ví dụ một ca thi công sửa chữa của một tổ hợp máy móc và nhân lực thì làm xong bao nhiêu mét dài đường,v.v…hoặc 100 ngày công thì làm ra bao nhiêu mét dài mặt đường, bao nhiêu mét vuông mặt đường, v.v…Để tính được năng suất lao động trung bình phải dựa vào đố án thiết kế tổ chức thi công đã được trình bày trong học phần xây dựng đường. Mức độ cơ giới hóa trong công tác; Trên đây là những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính. Khi cần thiết thì có thẻ sử dụng thêm các chỉ tiêu phụ. Tất cả các loại chỉ tiêu này đã được nêu ở phần những vấn đề chung trong công tác xây dựng đường ô tô. Kiến nghị chỉ tiêu chủ yếu, so sánh và đề xuất phương án được chọn.3.2. PHÂN LOẠI CÔNG TÁC BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐƢỜNG (21,5-0,5) Theo quy định, công tác tổ chức quản lý và sửa chữa đường bộ (trong đó có đường ô tô) gồm có các loại công tác: Công tác quản lý ; Công tác bảo trì công trình đường bộ. Mục đích và nội dung của các công tác được trình bày dưới đây: 3.2.1 Công tác quản lý Công tác quản lý bao gồm các công việc mang tính chất quản lý nhà nước theo luật lệ, chế độ, chính sách của chính phủ và của bộ GTVT ban hành như: Quản lý hồ sơ, tài liệu; quản lý hành lang an toàn đường bộ; tổ chức thực hiện công việc thanh tra giao thông, Kiểm tra theo dõi tình trạng kỹ thuật của công trình (kiểm tra định kỳ, tuần tra cầu đường thường xuyên, kiểm tra đột suất để thu thập tình hình khai thác cầu đường, tình hình khí hậu thủy văn và các tình hình khác có liên quan đến việc khai thác và quản lý đường bộ) nhằm duy trì khả năng lưu thông các phương tiện giao thông an toàn và thuận tiện; tổ chức phân loại, đánh giá tình trạng kỹ thuật của công trình; tổ chức thực hiện công việc đếm xe, gác cầu, đăng ký cầu, đường; thống kê theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường bộ. 3.2.2 Công tác bảo trì công trình đường bộ: Bảo trì công trình là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoạt động bình thường và đảm bảo an ...