Danh mục tài liệu

Giáo trình Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo: Phần 2

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 802.43 KB      Lượt xem: 74      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo: Phần 2 trình bày những vấn đề chung về tôn giáo; khái quát về một số tôn giáo lớn ở Việt Nam; thực trạng hoạt động tôn giáo ở Việt Nam giai đoạn hiện nay; Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo: Phần 2 Chương II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO ■ ■ I. NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VÊ TÔN GIÁO 1. Nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của tôn giáo 1.1. Nguồn gốc kinh tế xã hội của tôn giáo L oài người n gay từ khi bước sa n g thời k ỳ đ ổ đ á m ớ i đã biết cách tổ chức một hình thái xã hội ổn định, đó là mô hình xã hội thị tộc. Cùng với nó, con người cũng luôn tìm cách lao động sản xuất và tác động vào thiên nhiên để duy trì sự sống. Ý thức về tôn giáo bắt đầu được hình thành từ đây. Thoạt tiên nó xuất hiện dưới hình thức totem giáo “Totem giáo là hình thức đầu tiên của sự nhận thức tôn giáo về mối quan hệ họ hàng”, “totem giáo là sự nhân cách hoá tập thể, bằng hình thức con thú hoặc cây cỏ thần thoại”. Bản chất của totem giáo bắt nguồn từ nhân sinh quan tập thổ, với quan điểm cho rằng nguồn gốc của con người là một loài động thực vật nào đó. Hình thức totem giáo vẫn còn dấu ấn trong nhiều cộng đồng dân tộc với việc thờ phụng những con vật thiêng. (Việc kiêng kị không ăn 47 vật tổ totem, nhưng những ngày lễ nghi thì bắt buộc phải ăn để tăng thêm sức mạnh). Trong xã hội thị tộc đồng thời xuất hiện quan niệm “Vạn vật hữu linh” (Mọi vật đều chứa đựng sự linh thiêng). Quan niệm này được hình thành do con người không thể lý giải được các hiộn tượng bí ẩn của tự nhiên. Từ đó xuất hiện tín ngưỡng bái vật giáo, “bái vật giáo là sự sùng bái tất cả các vị thần có trong bất cứ một đối tượng vật chất vô tri, kể cả thân thể con người và động vật ở trên mặt đất” (việc thờ linga và yoni của đồng bào Chãm; hình thức dán bùa vào các nông cụ vào dịp tết nguyên đán... đều là dấu tích của bái vật giáo). Khi con người bước vào xã hội bộ lạc thì xuất hiộn việc tôn thờ thần bộ lạc - thường là những người anh hùng có công với bộ lạc. Trong lễ nghi hiến tế dâng lễ vật lên thẩn có kèm theo nhảy múa, nhập thân sức mạnh cùa thẩn linh vào con người. Đó là hình thức Saman giáo. Theo Anghen “Trong đời sống xã hội, văn hoá các dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo luôn có sự kế thừa của các thời đại trước. Những biểu tượng tôn giáo ban đầu phần nhiều là biểu tượng chung ở trong từng nhóm dân tộc, sau khi các nhóm đó được phân chia ra, những biểu tượng ấy tiếp tục phát triển theo đặc thù ở vùng dân tộc phù hợp với điều kiện sinh hoạt của dân tộc đó”. Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, nhân loại bước vào giai đoạn lịch sử cận đại, hiện đại, tôn giáo bắt đầu mang tính khu vực, tính toàn cầu. Đây là 48 xu thế của các tôn giáo lớn như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo... 1.2. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo ở một giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, .Jíã hội và chính bản thân mình còn có hạn. Ngay cả khi khoa học xuất hiện với những lý giải về mọi hiện tượng thì vẫn có những vấn đề chưa thổ giải đáp được. Những gì khoa học chưa tìm ra tôn giáo đều thay thế. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người với thế giới khách quan, đó là một quá trình phức tạp và đầy mâu thuẫn. Một mặt hình thức phản ánh hiện thực càng đa dạng phong phú bao nhiêu thì con người có cơ hội nhận thức đầy đủ và sâu sắc vẻ thế giới khách quan bấy nhieu. Nhưng cũng chính vì vậy mà khi nhận thức bị tuyệt đối hoá, vai trò của chủ thể nhận thức bị cường điệu sẽ dẫn đến thiếu khách quan, mất cơ sở thực tế dễ dẫn đến xây dựng những biểu tượng tôn giáo. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo: Con người khi đối diện với những điều thần bí không thể lý giải được thường mang trong mình sự sợ hãi, bên cạnh đó sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn, kính trọng cũng được thể hiện qua tín ngưởng, tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần bù đắp, xoa dịu, an ủi nha cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Vì thế tôn giáo dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, song người ta vẫn cần đến nó. T&TG 49 Tóm lại, tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, sự ra đời, tồn tại và mất đi của tôn giáo là do trình độ phát triển ỉẹinh tế, xã hội, văn hoá quy định chứ không thể từ ý muốn chủ quan của con người. 2. Khái niệm về tôn giáo Cơ sở của khái niệm: Tín ngưỡng được coi là gốc của tôn giáo, đó là loại niềm tin đặc biệt. Nó cũng bắt nguồn từ thực tiễn kinh tế xã hội, từ nhận thức, từ nguồn gốc tâm lý tình cảm. Ví dụ như ớ Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành từ thực tế cuộc sống gia đình nông nghiệp phụ quyền, cha mẹ rất có công trong việc xây dựng cho con cái, đặc biệt là con trai, nên cha mẹ được thờ phụng khi chết... Mọi tín ngưỡng, tôn giáơ đều có chung một thế giới trong trí tưởng tượng khác hoàn toàn với thế giới hiện thực mà con người đang sống. Chính tính chất đa dạng của tôn giáo đã khiến nố có nhiều định nghĩa. L. Phơbach (1804-1872) giải thích tôn giáo như là sự phản ánh tổn tại của chính bản thân con người. Ông cho rằng tôn giáo là sự sùng bái thần tượng con nguời đã khách quan hoá bản thân nhưng lại không nhận ra khách thể chính là bản chất con người. Nói cách khác, tôn giáo là thái độ của con người đối với chính mình nhưng lại làm như đấy là bản chất khác của mình, nó xa lạ, thậm chí. đối lập với mình. Còn Anghen lại cho rằng “Tất cả các tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc của con người của 50 những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ỏ trần thế đã mang hình thức về lực lượng siêu trần thế”. Đesplend quan niệm “Tôn giáo là những gì con người muốn thu lượm thêm, vì nó là một phần văn hoá do con người sáng tạo nên... tôn giáo là một sản phẩm xã hội mang tính xã hội và văn hoá”. Còn theo c . Mac “Sự khốn cùng của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của hiện thực, mặt khác là sự phản kháng chố ...

Tài liệu có liên quan: