
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNHI. Vị trí môn học: Môn học Tài chính-Tiền tệ hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc nhữngnội dung chủ yếu của hai môn học: “Tài chính học” và “Lưu thông Tiền tệ-Tíndụng” của chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng. Những kiến thức của môn học này mang tính tổng hợp, có liên quan trực tiếpđến điều kiện kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có điều tiết. Do vậy nó trởthành môn học cơ sở cho tất cả sinh viên đại học thuộc các ngành kinh tế. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức, những khái niệm vànhững nội dung chủ yếu về Tài chính, Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. Nó có tácdụng làm cơ sở bổ trợ cho việc nghiên cứu các môn kinh tế ngành. Giáo trình là công trình nghiên cứu của các giáo viên Bộ môn Tài chính-Ngân hàng, được các giáo viên trực tiếp biên soạn: - Ths Trần Ái Kết: biên soạn các chương I, II, III, VI, IX - Ths Phan Tùng Lâm: biên soạn chương IV - Nguyền Thị Lương, Đoàn Thị Cẩm Vân: biên soạn chương V - Phạm Xuân Minh: biên soạn chương VII và VIIIII. Phân phối chương trình: Chương trình môn học được phân phối như sau:Chương I: Những vấn đề cơ bản về tiền tệChương II: Những vấn đề cơ bản về tài chínhChương III: Những vấn đề cơ bản về tín dụngChương IV: Ngân sách Nhà nướcChương V: Thị trường tài chính và các định chế tài chính trung gianChương VI: Tài chính doanh nghiệpChương VII: Hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trườngChương VIII: Lạm phát và chính sách tiền tệChương IX: Quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆI. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ: Từ rất sớm trong lịch sử loài người đã xuất hiện nhu cầu phải có một hình thứctiền tệ làm trung gian trao đổi. Tuy nhiên quá trình phát triển các hình thái của tiềntệ cho thấy khó có thể đưa ra một định nghĩa về tiền tệ được các nhà kinh tế họcthống nhất và chấp nhận. Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị,K. Marx viết “ Một khi người ta hiểu rằng nguồn gốc của tiền tệ ở ngay trong hànghoá, thì người ta đã khắc phục được các khó khăn chính trong sự phân tích tiền tệ”.Nhưng Marx cũng chỉ ra rằng người chỉ nghiên cứu tiền tệ và các hình thái tiền tệtrực tiếp sinh ra từ trao đổi hàng hoá chứ không nghiên cứu các hình thái tiền tệthuộc về một giai đoạn cao hơn của quá trình sản xuất như tiền tín dụng chẳng hạn. Khi nói đến tiền tệ, hầu hết các nhà kinh tế học trước đây cũng cho rằng đó làphương tiện trung gian trao đổi. Điều này chỉ phù hợp và đúng với giai đoạn banđầu khi con người bắt đầu sử dụng công cụ tiền tệ. Quá trình phát triển của tiền tệcho thấy tiền tệ không chỉ có vai trò trung gian trao đổi mà nó còn giúp cho chúngta thực hiện các hoạt động đầu tư tín dụng… Ngoài ra, còn có những vật thể khácgiữ vai trò trung gian trao đổi như chi phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu,… mà các nhàkinh tế học vẫn không thống nhất với nhau có phải là tiền tệ hay không. IrvingFisher cho rằng chỉ có giấy bạc ngân hàng là tiền tệ, trong khi Conant Paul Warburgcho rằng chi phiếu cũng là tiền tệ. Samuelson lại cho rằng tiền là bất cứ cái gì mànhờ nó người ta có thể mua được hầu hết mọi thứ. Theo Charles Rist thì cái thậtquan trọng đối với nhà kinh tế không phải là sự thống nhất về một định nghĩa thếnào là tiền tệ mà phải biết và hiểu hiện tượng tiền tệ.II. CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ: Nghiên cứu lịch sử phát sinh và phát triển của tiền tệ cho thấy tiền tệ đã trảiqua nhiều hình thái: hoá tệ, tín tệ và bút tệ... 1 1. Hoá tệ: Một hàng hoá nào đó giữ vai trò làm vật trung gian trao đổi được gọi là hoá tệ,hoá tệ bao gồm hoá tệ không kim loại và hoá tệ bằng kim loại. – Hoá tệ không kim loại. Sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển. Sự trao đổi không cònngẫu nhiên, không còn trên cơ sở của định giá giản đơn. Trao đổi đã vượt khỏi cáikhung nhỏ hẹp một vài hàng hoá, giới hạn trong một vài địa phương. Sự trao đổingày càng nhiều hơn đó giữa các hàng hoá đòi hỏi phải có một hàng hoá có tínhđồng nhất, tiện dụng trong vai trò của vật ngang giá, có thể tạo điều kiện thuận lợitrong trao đổi, và bảo tồn giá trị. Những hình thái tiền tệ đầu tiên có vẻ lạ lùng,nhưng nói chung là những vật trang sức hay những vật có thể ăn. Thổ dân ở các bờbiển Châu Á, Châu Phi, trước đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền. Lúa mì và đạimạch được sử dụng ở vùng Lưỡng Hà, gạo được dùng ở quần đảo Philippines.Trước Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa được sử dụng làm tiền… Tiền tệ bằng hàng hoá có những bất tiện nhất định của nó trong quá trình phụcvụ trao đổi như không được mọi người mọi nơi chấp nhận, dễ hư hỏng, không đồngnhất … do đó dẫn đến việc sử dụng hoá tệ bằng kim loại. – Hoá tệ bằng kim loại. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thị trường chứng khoán giáo trình đại học kiến thức lịch sử kinh tế thế giới công nghệ thông tin bài tập trắc nghiệmTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 1022 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 586 12 0 -
2 trang 527 13 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 482 0 0 -
52 trang 464 1 0
-
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 363 0 0 -
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 338 0 0 -
293 trang 335 0 0
-
96 trang 332 0 0
-
74 trang 328 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 323 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 320 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng ứng dụng di động android quản lý khách hàng cắt tóc
81 trang 318 0 0 -
Tài liệu dạy học môn Tin học trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng
348 trang 317 1 0 -
Báo cáo thực tập thực tế: Nghiên cứu và xây dựng website bằng Wordpress
24 trang 303 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn sử dụng thư điện tử tài nguyên và môi trường
72 trang 299 0 0 -
EBay - Internet và câu chuyện thần kỳ: Phần 1
143 trang 292 0 0 -
64 trang 290 0 0
-
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 286 0 0 -
Bài giảng An toàn và bảo mật thông tin - Trường đại học Thương Mại
31 trang 271 0 0