Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 2
Số trang: 76
Loại file: pdf
Dung lượng: 545.71 KB
Lượt xem: 43
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình "Tâm lý quản trị kinh doanh" được biên soạn nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn kinh doanh và đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình đào tạo các chuyên ngành quản trị kinh doanh. Phần 2 của giáo trình tiếp tục trình bày về: tâm lý trong hoạt động kinh doanh; giao tiếp trong quản trị kinh doanh;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 2 Chương 5. TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mục tiêu: Chương này nhằm giúp sinh viên nắm được: - Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh và phẩm chất tâm lý cần có của nhà kinh doanh. - Đặc điểm tâm lý người mua, người bán và những phẩm chất tâm lý cần thiết của người bán hàng. - Những đặc điểm tâm lý cần lưu ý trong hoạt động marketing, như thiết kế sản phẩm mới, định giá, quảng cáo. 5.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh và phẩm chất của nhà kinh doanh 5.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh 5.1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh Có nhiều quan niệm khác nhau về kinh doanh, như: Kinh doanh là dùng công sức và tiền của nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường; Kinh doanh là bỏ ra một số vốn ban đầu để hoạt động trên thị trường và thu lại một số vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nào đấy; Kinh doanh là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng với mục đích là thu được lợi nhuận... Trong trường hợp tổng quát có thể hiểu hoạt động kinh doanh là một quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các chính sách về sản xuất kinh doanh hàng hoá và hoạt động dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận. Suy cho cùng, mục đích của hoạt động kinh doanh là nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của con người trong xã hội. Vì vậy, muốn xã hội phát triển, dân giàu, nước mạnh, thì cần phải phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và hoạt động dịch vụ. Trong hoạt động kinh doanh, nhà quản trị cần phải quan tâm đến các vấn đề chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, khả năng thanh toán... của khách hàng, dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội trước mắt và lâu dài. 89 - Hoạch định và thực thi các chiến lược, chính sách kinh doanh (chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến...) nhằm đảm bảo cho hàng hóa, dịch vụ tiếp cận đến người tiêu dùng, để khai thác và thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường. - Đảm bảo các nguồn lực (con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính...) để triển khai các hoạt động theo chiến lược, chính sách kinh doanh đã đề ra. 5.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh có một số đặc điểm cơ bản sau: - Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, hệ thống chính sách và luật pháp của nhà nước cũng như các yếu tố môi trường kinh doanh khác. Kinh doanh trong cơ chế thị trường luôn có sự cạnh tranh rất khốc liệt, nên muốn thắng đối thủ cạnh tranh để tồn tại và phát triển, nhà kinh doanh phải rất năng động, sáng tạo. - Kinh doanh là hoạt động mang tính chất xã hội và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chính trị - xã hội. Trước hết, hoạt động kinh doanh luôn gắn với các cuộc giao tiếp rất phức tạp: giao tiếp với các khách hàng có những nhu cầu, thị hiếu, tập quán khác nhau; giao tiếp với các đối tác kinh doanh và đối thủ cạnh tranh có những động cơ, mục đích khác nhau... Ngoài ra, hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào những thay đổi khó lường của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội dẫn đến những rủi ro, đòi hỏi nhà kinh doanh phải áp dụng các biện pháp đối phó linh hoạt để thích ứng với những thay đổi đó. - Hoạt động kinh doanh là một hoạt động tư duy phức tạp của các nhà quản trị, bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. 5.1.2. Phẩm chất cần có của nhà kinh doanh Nhà kinh doanh là nhà quản trị doanh nghiệp, có trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao, nhà kinh doanh cần phải được giao quyền tự chủ, được quyết định mọi vấn đề, được tự do kinh doanh trong mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Muốn vậy, nhà kinh doanh phải được trang bị kiến thức một cách toàn diện và phải tích lũy được những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết. Họ đồng thời là nhà kinh tế, nhà khoa học, luật gia, nhà tâm lý học, nhà ngoại giao..., là người hiểu sâu, biết rộng, 90 đặc biệt am hiểu các vấn đề về thị trường, ứng dụng công nghệ mới vào phát triển sản phẩm, duy trì sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp, hiểu biết tâm lý của người lao động để kích thích, động viên họ làm việc nhiệt tình, hiệu quả và trung thành với doanh nghiệp... Nhà kinh doanh phải là người có tính hiện thực: biết xác định mục tiêu phù hợp với các điều kiện thực tế, đảm bảo tính khả thi và có hiệu quả, biết cách đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất; và có tính hiện đại: không ngừng đổi mới trong hoạt động quản lý và phát triển sản phẩm. Trong điều kiện đổi mới, hội nhập và cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi nhà kinh doanh phải là người có niềm tin vào năng lực bản thân, khao khát thay đổi hoàn cảnh, số phận, chấp nhận rủi ro, biết nắm bắt cơ hội thị trường và nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ để không ngừng cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. 5.2. Đặc điểm tâm lý của người mua 5.2.1. Khái niệm và vai trò của người mua 5.2.1.1. Khái niệm người mua Người mua là người quan tâm tìm hiểu một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó của doanh nghiệp và thực hiện hành vi mua nó, nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của cá nhân hoặc tổ chức. 5.2.1.2. Vai trò của người mua Nếu số người mua càng nhiều và họ mua với số lượng càng lớn, thì doanh nghiệp bán được càng nhiều hàng hóa, dịch vụ, doanh thu càng cao, nhờ đó có thể cạnh tranh thắng lợi để tồn tại và phát triển trên thị trường. Chính vì vậy có thể nói người mua là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu mua sắm của con người càng tăng lên. Để đi đến hành vi mua, người mua p ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 2 Chương 5. TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mục tiêu: Chương này nhằm giúp sinh viên nắm được: - Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh và phẩm chất tâm lý cần có của nhà kinh doanh. - Đặc điểm tâm lý người mua, người bán và những phẩm chất tâm lý cần thiết của người bán hàng. - Những đặc điểm tâm lý cần lưu ý trong hoạt động marketing, như thiết kế sản phẩm mới, định giá, quảng cáo. 5.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh và phẩm chất của nhà kinh doanh 5.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh 5.1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh Có nhiều quan niệm khác nhau về kinh doanh, như: Kinh doanh là dùng công sức và tiền của nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường; Kinh doanh là bỏ ra một số vốn ban đầu để hoạt động trên thị trường và thu lại một số vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nào đấy; Kinh doanh là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng với mục đích là thu được lợi nhuận... Trong trường hợp tổng quát có thể hiểu hoạt động kinh doanh là một quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các chính sách về sản xuất kinh doanh hàng hoá và hoạt động dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận. Suy cho cùng, mục đích của hoạt động kinh doanh là nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của con người trong xã hội. Vì vậy, muốn xã hội phát triển, dân giàu, nước mạnh, thì cần phải phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và hoạt động dịch vụ. Trong hoạt động kinh doanh, nhà quản trị cần phải quan tâm đến các vấn đề chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, khả năng thanh toán... của khách hàng, dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội trước mắt và lâu dài. 89 - Hoạch định và thực thi các chiến lược, chính sách kinh doanh (chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến...) nhằm đảm bảo cho hàng hóa, dịch vụ tiếp cận đến người tiêu dùng, để khai thác và thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường. - Đảm bảo các nguồn lực (con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính...) để triển khai các hoạt động theo chiến lược, chính sách kinh doanh đã đề ra. 5.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh có một số đặc điểm cơ bản sau: - Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, hệ thống chính sách và luật pháp của nhà nước cũng như các yếu tố môi trường kinh doanh khác. Kinh doanh trong cơ chế thị trường luôn có sự cạnh tranh rất khốc liệt, nên muốn thắng đối thủ cạnh tranh để tồn tại và phát triển, nhà kinh doanh phải rất năng động, sáng tạo. - Kinh doanh là hoạt động mang tính chất xã hội và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chính trị - xã hội. Trước hết, hoạt động kinh doanh luôn gắn với các cuộc giao tiếp rất phức tạp: giao tiếp với các khách hàng có những nhu cầu, thị hiếu, tập quán khác nhau; giao tiếp với các đối tác kinh doanh và đối thủ cạnh tranh có những động cơ, mục đích khác nhau... Ngoài ra, hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào những thay đổi khó lường của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội dẫn đến những rủi ro, đòi hỏi nhà kinh doanh phải áp dụng các biện pháp đối phó linh hoạt để thích ứng với những thay đổi đó. - Hoạt động kinh doanh là một hoạt động tư duy phức tạp của các nhà quản trị, bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. 5.1.2. Phẩm chất cần có của nhà kinh doanh Nhà kinh doanh là nhà quản trị doanh nghiệp, có trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao, nhà kinh doanh cần phải được giao quyền tự chủ, được quyết định mọi vấn đề, được tự do kinh doanh trong mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Muốn vậy, nhà kinh doanh phải được trang bị kiến thức một cách toàn diện và phải tích lũy được những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết. Họ đồng thời là nhà kinh tế, nhà khoa học, luật gia, nhà tâm lý học, nhà ngoại giao..., là người hiểu sâu, biết rộng, 90 đặc biệt am hiểu các vấn đề về thị trường, ứng dụng công nghệ mới vào phát triển sản phẩm, duy trì sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp, hiểu biết tâm lý của người lao động để kích thích, động viên họ làm việc nhiệt tình, hiệu quả và trung thành với doanh nghiệp... Nhà kinh doanh phải là người có tính hiện thực: biết xác định mục tiêu phù hợp với các điều kiện thực tế, đảm bảo tính khả thi và có hiệu quả, biết cách đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất; và có tính hiện đại: không ngừng đổi mới trong hoạt động quản lý và phát triển sản phẩm. Trong điều kiện đổi mới, hội nhập và cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi nhà kinh doanh phải là người có niềm tin vào năng lực bản thân, khao khát thay đổi hoàn cảnh, số phận, chấp nhận rủi ro, biết nắm bắt cơ hội thị trường và nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ để không ngừng cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. 5.2. Đặc điểm tâm lý của người mua 5.2.1. Khái niệm và vai trò của người mua 5.2.1.1. Khái niệm người mua Người mua là người quan tâm tìm hiểu một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó của doanh nghiệp và thực hiện hành vi mua nó, nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của cá nhân hoặc tổ chức. 5.2.1.2. Vai trò của người mua Nếu số người mua càng nhiều và họ mua với số lượng càng lớn, thì doanh nghiệp bán được càng nhiều hàng hóa, dịch vụ, doanh thu càng cao, nhờ đó có thể cạnh tranh thắng lợi để tồn tại và phát triển trên thị trường. Chính vì vậy có thể nói người mua là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu mua sắm của con người càng tăng lên. Để đi đến hành vi mua, người mua p ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tâm lý quản trị kinh doanh Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh Tâm lý trong hoạt động kinh doanh Giao tiếp trong quản trị kinh doanh Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanhTài liệu có liên quan:
-
99 trang 439 0 0
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 387 0 0 -
98 trang 369 0 0
-
Báo cáo Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lý khách sạn
26 trang 351 0 0 -
146 trang 348 0 0
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 340 0 0 -
115 trang 324 0 0
-
87 trang 267 0 0
-
96 trang 265 3 0
-
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 264 0 0