Danh mục tài liệu

Giáo trình Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo: Phần 2 - Lê Hồng Lĩnh

Số trang: 67      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.24 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nối phần 1, phần 2 của cuốn giáo trình có nội dung trình bày sơ lược về một số hình thức âm nhạc khác, giới thiệu một số thể loại thanh nhạc, giới thiệu số thể loại của khí nhạc. Tham khảo cuốn giáo trình Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo do Lê Hồng Lĩnh biên soạn đê nắm nội dung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo: Phần 2 - Lê Hồng LĩnhChương VI: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ HÌNH THỨC ÂM NHẠC KHÁC (SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU ĐỂ MỞ RỘNG KIẾN THỨC) Mục đích, yêu cầu Giới thiệu một cách sơ lược cho học viên về các hình thức âm nhạc: ba đoạn phức, rondo(rông-đô), biến tấu, sonate (xô-nát) để mở rộng thêm kiến thức về âm nhạc.1. Hình thức ba đoạn phức 1.1. Định nghĩa Hình thức ba đoạn phức là hình thức của tác phẩm âm nhạc được cấu tạo bằng ba phần:phần thứ nhất là phần trình bày, có hình thức nhỏ nhất là hai hoặc ba đoạn đơn; phần thứ hai làphần phát triển; phần thứ ba là phần tái hiện, phần thứ hai phải tương phản với phần thứ nhất vàphần thứ ba. 1.2. Cấu trúc từng phần của hình thức ba đoạn phức 1.2.1. Phần Trình bày Phần thứ nhất (A) của hình thức ba đoạn phức giữ chức năng là phần trình bày của hìnhthức và cấu trúc ở hình thức ba đoạn đơn hoặc hai đoạn đơn. Cuối phần trình bày thường kết trọn về giọng chính ban đầu, tạo thành một điểm ngắt đểphân biệt ranh giới với phần giữa (B). 1.2.2. Phần Trung gian Phần thứ hai (B) của hình thức ba đoạn phức giữ chức năng là phần giữa của hình thức vàsự tương phản rõ rệt với phần trình bày. Sự tương phản giữa hai phần này thường được thể hiệnbằng nhiều thủ pháp, như: xuất hiện chất liệu âm nhạc mới, chuyển sang giọng mới, thay đổi âmhình tiết tấu, thay đổi lối tiến hành giai điệu, thay đổi nhịp độ, nhịp điệu.v.v... Sự tương phảngiữa hai phần trình bày và phần giữa là nguyên tắc cấu trúc của hình thức này. Phần giữa thường có cấu trúc ở hình thức hai đoạn đơn, ba đoạn đơn, hoặc đoạn nhạcđược gọi là Trio (tri-ô). Đôi khi phần giữa là một đoạn chen phát triển không ổn định, dẫn tới không có cấu trúc rõràng. 1.2.3. Phần Tái hiện Phần thứ ba của hình thức ba đoạn phức giữ chức năng là phần tái hiện của hình thức. Phần tái hiện trong tác phẩm viết ở hình thức ba đoạn phức của các nhạc sĩ thuộc trườngphái cổ điển thường họa lại nguyên dạng phần trình bày, thường kí hiệu là “Da capo” (đa-ca- 68pô). Phần tái hiện còn có thể nhắc lại phần trình bày có thay đổi như rút gọn mở rộng khuônkhổ hoặc biến đổi các phương pháp diễn tả âm nhạc.v.v... 1.3. Các phần phụ và ứng dụng của hình thức ba đoạn phức Cũng như các hình thức đã học, hình thức ba đoạn phức ngoài ba phần chính là phần trìnhbày, phần giữa và phần tái hiện còn có các phần phụ như: mở đầu, nối tiếp và cô-đa. Hình thức ba đoạn phức được sử dụng rộng rãi qua các thời kì lịch sử của âm nhạc từ lúchình thành của hình thức này, đặc biệt đối với trường phái âm nhạc lãng mạn. Hình thức ba đoạn phức được dùng là một chương của bản giao hưởng, bản sonate (xô-nát)...; đồng thời còn sử dụng để cấu trúc một tác phẩm độc lập như một số bản valse (van-xơ),mazurka (ma-duyếch-ca) ... Hình thức ba đoạn phức có khả năng biểu hiện những hình tượng nội dung đa dạng, phứctạp.2. Hình thức rondo (rông-đô) 2.1.Định nghĩa Rondo (rông-đô) là hình thức âm nhạc bao gồm nhiều thành phần, trong đó có một phầngọi là chủ đề được nhắc lại ít nhất ba lần. Xen kẽ chủ đề là những phần khác nhau về nội dung,gọi là các đoạn chen (episode = ê-pi-dốt). 2.2. Nguồn gốc và sự hình thành, phát triển 2.2.1. Rondo không chỉ là hình thức âm nhạc mà còn là thể loại âm nhạc Hình thức rondo bắt nguồn từ các bài ca, điệu múa dân gian. Rondo với nghĩa đen là vòngtròn. Trong các bài ca xưa thường có phiên khúc (couplet = cu-p’-lê) và điệp khúc (refrain = rơ-f’-ranh). Mỗi lần trình diễn, điệp khúc giữ nguyên, còn phiên khúc luôn thay đổi với lời ca mớivà cả âm nhạc cũng thay đổi dẫn tới sự xuất hiện của hình thức rondo. Rondo còn là thể loại âm nhạc bởi tính sinh động và có đặc điểm nhảy múa, liên tưởng tớinhững cảnh sinh hoạt trong các ngày hội phong tục. Chủ đề âm nhạc (A) được coi là phần thamgia của đông đảo tập thể múa; các đoạn chen (B, C, D...) là những đoạn múa một người, haingười, ba người... 2.2.2. Hình thức rondo xuất hiện trong nền âm nhạc chuyên nghiệp Tây Âu vào cuối thế kỉXVIII trong tác phẩm của các nhạc sĩ chơi đàn cla-vơ-xanh cổ Pháp và từ đó tên gọi cho hìnhthức này là rondo cổ Pháp. Trong quá trình phát triển của hình thức, rondo Pháp đã chuẩn bị cho sự xuất hiện củarondo cổ điển phong phú hơn bằng các thủ pháp mới đặt biệt qua tác phẩm của J.S.Bắc vàG.F.Hen-đen. Rondo cổ điển ra đời đã mở ra một giai đoạn cho sự phát triển của hình thức này trongsáng tác của các nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển Viên (Vienne) như Mô-da, Hay-đơn và Bê-tô-ven. 69 Rông-đô cổ điển trở thành hình thức, trong đó chủ đề âm nhạc phát triển mạnh và sựtương phản về chủ đề giữ vai trò quan trọng trong qua trình sáng tạo. Các đoạn chen ở rondo cổđiển mở r ...