
Giáo trình Thị trường tài chính - Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thị trường tài chính - Phần 2CHƢƠNG 3THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐIMục tiêuChương này trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối như:- Sự ra đời và phát triển, khái niệm, đặc điểm, chức năng và các thành viên thamgia trên thị trường ngoại hối;- Những nội dung cơ bản trong kinh doanh ngoại hối như: các khái niệm vàphương pháp yết tỷ giá và kinh doanh tỷ giá.Nội dungI. Khái quát về thị trường ngoại hối1. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường ngoại hối1.1. Thời kỳ sơ khaiTrao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế đã được hình thành và phát triểncách đây hàng nghìn năm. Buổi ban đầu, phương thức trao đổi hàng lấy hàng làphương thức thanh toán đầu tiên và phổ biến, phương thức này đã giúp các quốc giađạt được mục tiêu cơ bản là cho phép trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc giavới nhau trên thế giới.Cách đây chừng 4.000 năm đã diễn ra bước ngoặc trong phương thức thanh toánquốc tế, đó là việc xuất hiện sử dụng những đồng xu có dán tem của ngân hàng, củanhà buôn, của nhà vua... Việc sử dụng tiền kim loại dần dần trở thành phổ thông trongthương mại quốc tế. Những ngày đầu xuất hiện, giá trị của những đồng xu kim loạiđược xác định theo giá trị thực của kim loại làm nên chính đồng xu đó. Tuy nhiên khikhối lượng các đồng xu trong lưu thông tăng lên theo nhu cầu của thương mại và lòngtin của dân chúng và các giá trị của các đồng xu với vai trò phương tiện trao đổi tănglên, thì bắt đầu xuất hiện những nhà đổi tiền chuyên nghiệp đầu tiên vào thời cổ ởTrung Đông. Những nhà đổi tiền chuyên nghiệp đã có thể đổi được một lượng nhấtđịnh các đồng xu này để lấy lượng tương ứng các đồng xu khác. Với sự phát triển ởdạng sơ khai này đã đánh dấu sự ra đời của việc kinh doanh ngoại hối và thị trườngngoại hối.Sau khi đế quốc Rom sụp đổ và trong suốt thời gian đầu thời kỳ Trung cổ, các giaodịch kinh doanh ngoại hối bị giảm sút đáng kể, bởi vì do các điều kiện về tài chính,chính trị không ổn định và khối lượng thương mại quốc tế giảm đáng kể. Vào thế kỷXI, việc kinh doanh ngoại hối trở nên thịnh vượng trở lại. Khi các luồng thương mạivà tư bản quốc tế tăng lên, việc trao đổi ngoại hối bằng các đồng xu trở nên khônghiệu quả, do đó các giao dịch bằng tiền xu ngày càng giảm.Để đáp ứng được nhu cầu thương mại quốc tế ngày càng tăng, đã tạo điều kiện chohình thức ngân hàng quốc tế ra đời và phát triển. Các ngân hàng này mở chi nhánh vàphát triển các mối quan hệ với các ngân hàng đại lý ở các nước bạn hàng là đối tác.Các hối phiếu ra đời và trở thành các công cụ chuyển nhượng được. Khi người hưởnglợi hối phiếu chuyển nhượng hối phiếu cho bên thứ ba, thì một hình thức tiền tệ mới đãđược tạo ra. Sự phát triển này đã giúp cho thị trường trở nên linh hoạt hơn và tăngđược khối lượng kinh doanh ngoại hối (mua đi bán lại nhiều lần). Khi các giao dịch32chuyển khoản giữa các ngân hàng trở nên nhanh hơn đã trở thành điều kiện thúc đẩythị trường ngoại hối phát triển.1.2. Thời kỳ sau đại chiến thế giới thứ nhất và cuộc đại suy thoáiTrong khoảng thời gian đầu của thế kỷ XX, hai cuộc đại chiến thế giới đã làm giánđoạn sự phát triển của thị trường ngoại hối giữa các quốc gia thù địch, thị trường ngoạihối bị vỡ ra từng mảnh nhỏ. Trong những năm đầu sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất,thị trường ngoại hối trở nên vô cùng biến động và trở thành đối tượng đầu cơ với quymô lớn. Các giao dịch thương mại quốc tế kéo theo việc mua hay bán ngoại tệ thườngcó mức độ rủi ro rất cao và biện pháp tự bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn trở nên rấtphổ biến. Trong thực tế, việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro trở nên phổbiến đến mức trong một số lĩnh vực nó đã trở thành một bộ phận cấu thành bắt buộctrong hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng, những nhà chính trị vànhững nhà hoạch định chính sách trong một số lĩnh vực đã cho rằng các hợp đồng kỳhạn có bản chất là hoạt động đầu cơ, nhưng xuất phát từ các nhu cầu thương mại quốctế thì thị trường kỳ hạn vẫn phát triển.Sự đình chỉ chế độ bản vị vàng vào năm 1931 cùng với sự sụp đổ của các ngân hàngvà các vấn đề khó khăn trong thanh toán đối với một số đồng tiền đã trở thành nhữngtrở ngại đáng kể cho sự phát triển thị trường ngoại hối. Tuy nhiên từ giữa những năm1930 điều kiện hoạt động dần dần trở lại bình thường.1.3. Thời kỳ sau đại chiến thế giới lần thứ haiVị thế là trung tâm tài chính thế giới của nước Anh đã bị giảm sút rõ rệt trongkhoảng thời gian đại chiến thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, đồng tiền Mỹ là USD đãtrở thành một trong những đồng tiền chính mang tính quốc tế. Đồng Bảng Anh vẫntiếp tục đóng vai trò là đồng tiền chủ đạo. Sự tham gia của Chính phủ trên thị trườngngoại hối ngày càng rõ rệt vào các năm 1930 và càng trở nên thường xuyên hơn sauĐại chiến thế giới lần thứ 2 và được duy trì cho đến ngày nay.Điểm khởi đầu của thời kỳ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai thực tế được diễn ratrước khi chiến tranh kết thúc, bằng cuộc họp của Liên hợp quốc. Thoả thuận B ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Thị trường tài chính Thị trường ngoại hối Thị trường chứng khoán Thị trường tiền tệ Tài chính tiền tệTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 1022 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 586 12 0 -
2 trang 527 13 0
-
203 trang 367 13 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 338 0 0 -
293 trang 335 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 323 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 321 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 311 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 287 0 0 -
Luật chứng khoán Nghị định số 114/2008/NĐ - CP
10 trang 267 0 0 -
9 trang 256 0 0
-
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 1 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
253 trang 243 3 0 -
11 trang 236 0 0
-
13 trang 230 0 0
-
Thông tư số 87/2013/TT-BTC 2013
19 trang 229 0 0 -
128 trang 229 0 0
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 223 0 0 -
Hiệu ứng động lực trên thị trường chứng khoán Việt Nam
11 trang 222 0 0 -
Nhiều công ty chứng khoán ngược dòng suy thoái
6 trang 213 0 0