Danh mục tài liệu

Giáo trình Thị trường tài chính: Phần 2 - ThS. Lý Vân Phi (Chủ biên)

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.48 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Thị trường tài chính: Phần 2 cung cấp những kiến thức về thị trường chứng khoán. Thông qua những nội dung trong chương này, sinh viên có thể hiểu được: Khái quát về thị trường chứng khoán, công cụ lưu thông của thị trường chứng khoán, phát hành và niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung – Sở giao dịch chứng khoán, giao dịch chứng khoán trên thị trường phi tập trung (Over The Counter - OTC), trung tâm lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thị trường tài chính: Phần 2 - ThS. Lý Vân Phi (Chủ biên) CHƢƠNG 4 THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN Mục tiêu Chương này trình bày những nội dung cơ bản về thị trường chứng khoán (TTCK)như: - Khái quát về sự hình thành và phát triển của TTCK, khái niệm, chức năng và vaitrò của TTCK; hiểu được các công cụ lưu thông trên TTCK; - Hiểu được phương thức phát hành và niêm yết chứng khoán; - Hiểu được cách thức tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Sở GDCK; - Hiểu được các loại lệnh giao dịch, cách thức sử dụng các lệnh giao dịch, quy trìnhgiao dịch trên TTCK tập trung, thị trường OTC và nắm được các mô hình hoạt độngcủa Trung tâm LKCK. Nội dungI. Khái quát về thị trường chứng khoán (TTCK)1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán1.1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán trên thế giới Những dấu hiệu của một thị trường chứng khoán (TTCK) sơ khai đã xuất hiệnngay từ thời Trung cổ xa xưa. Vào khoảng thế kỷ XV, ở các thành phố lớn của cácnước phương Tây, trong các phiên chợ hay hội chợ, các thương gia thường gặp gỡ tiếpxúc với nhau tại các quán cafe để thương lượng mua bán, trao đổi hàng hoá. Đặc điểmcủa hoạt động này là các thương gia chỉ trao đổi bằng lời nói với nhau về các hợp đồngmua bán mà không có sự xuất hiện của bất cứ hàng hoá, giấy tờ nào. Đến cuối thế kỷXV, “khu chợ riêng” đã trở thành thị trường hoạt động thường xuyên với những quyước xác định cho các cuộc thương lượng. Những quy ước này dần dần trở thành cácquy tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên tham gia. Năm 1453, ở thành phố Bruges (thuộc nước Bỉ), buổi họp đầu tiên đã diễn ra tạimột lữ quán của gia đình Vanber Buerzo. Trước lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình 3túi da tượng trưng cho 3 loại giao dịch: giao dịch hàng hoá, giao dịch ngoại tệ, giaodịch giá khoán động sản. Vào năm 1457, thành phố ở Bruges (Bỉ) mất đi sự phồn thịnh do eo biển dẫn tàu bèvào thị trấn Even bị cát lấp, nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyểnqua thị trấn Auvers (Bỉ), từ kinh nghiệm đó mậu dịch trường Auvers phát triển rấtnhanh chóng, các thị trường như vậy cũng được thành lập ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ. Sau một thời gian hoạt động, thị trường không chứng tỏ khả năng đáp ứng đượcyêu cầu của 3 loại giao dịch khác nhau nên đã phân ra thành nhiều thị trường khácnhau: thị trường hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán…với đặc tínhriêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó. Nhưvậy, thị trường chứng khoán được hình thành cùng với thị trường hàng hoá và thịtrường hối đoái. 58 Quá trình phát triển thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều bước thăng trầm.Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm 1875 - 1913, thị trường chứng khoán pháttriển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến ngày 28/10/1929, ngàyđược gọi là “ngày thứ năm đen tối”, đây là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng thị trườngchứng khoán New York, và sau đó lan rộng ra các thị trường chứng khoán Tây Âu,Bắc Âu, Nhật bản. Sau thế chiến thứ hai, các thị trường chứng khoán phục hồi, pháttriển mạnh. Nhưng rồi “cuộc khủng hoảng tài chính” năm 1987, một lần nữa đã làmcho các thị trường chứng khoán thế giới suy sụp, kiệt quệ. Lần này, hậu quả của nó rấtlớn và nặng nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929, nhưng chỉ 2 năm sau, thị trườngchứng khoán thế giới lại đi vào ổn định, phát triển và trở thành một định chế tài chínhkhông thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế pháttriển theo cơ chế thị trường. Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, các phươngthức giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán cũng đã được cải tiến theo tốc độ vàkhối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng giao dịch. Các giao dịch dầndần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ giao dịch thủcông kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử.1.2. Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứngkhoán Việt Nam ra đời. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển với việcthành lập Ủy ban chứng khoán Nhà nước ngày 28/11/1996. Từ tháng 3/2004, Ủy banchứng khoán Nhà nước là một bộ phận của Bộ Tài chính. Phải mất 10 năm thăm dò,thử nghiệm, TTCK Việt Nam đã bùng nổ vào năm 2006 song hành cùng với những kỷlục mới xuất hiện trong nền kinh tế nước nhà. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM- HOSE) đượcthành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vàohoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000.Khi mới đi vào hoạtđộng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: