Danh mục tài liệu

Giáo trình Thực hành điện cơ bản: Phần 2

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.00 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình "Thực hành điện cơ bản" trình bày sửa chữa mạch đèn huỳnh quang; lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân; lắp đặt mạch đèn halogen; lắp đặt mạch đèn trang trí quảng cáo; sửa chữa mạch đèn trang trí quảng cáo; lắp mạch điện đèn cầu thang; lắp mạch điện đèn tầng hầm; lắp đặt mạch chuông điện; sửa chữa mạch đèn huỳnh quang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực hành điện cơ bản: Phần 2 BÀI 10 SỬA CHỮA MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG Giới thiệu: Mạch điện đèn huỳnh quang là một mạch khá phức tạp bao gồm nhiều phần tử cấu tạo nên. Mỗi phần tử làm nhiệm vụ riêng nên khi xảy ra sự cố sẽ dẫn đến hư hỏng của cả mạch. Đa số phụ tải chiếu sáng trong điện dân dụng là đèn huỳnh quang nên việc sửa chữa mạch đèn huỳnh quang là công việc thường gặp. Ở bài học này giới thiệu các kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch điện đèn huỳnh quang theo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Mục tiêu: - Phân tích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch đèn huỳnh quang. - Kiểm tra, sửa chữa và thay thế được các bộ phận hư hỏng của mạch đèn huỳnh quang đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. - Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sửa chữa mạch điện - Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm 64 Nội dung chính: 1. Các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp Mục tiêu: - Phân tích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch đèn huỳnh quang. - Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học 1.1 Các hư hỏng thường gặp Mạch điện đèn huỳnh quang thường gặp những hư hỏng sau: - Đèn không sáng - Đèn phát sáng yếu hay có vệt sáng hình xoắn ốc - Đèn khởi động lâu hay sáng nhấp nháy lúc đỏ lúc tắt - Đèn chỉ sáng ở hai đầu đèn - Khi tắt đèn nhưng bóng vẫn sáng nhấp nháy - Đèn quá sáng, ballast phát ra tiếng kêu lớn 1.2 Nguyên nhân, và cách kiểm tra Phần này trình bày những nguyên nhân dẫn đến các hư hỏng của mạch đèn huỳnh quang. STT Hiện tượng Nguyên nhân - Đèn không sáng - Chưa cấp nguồn - Hở mạch điện do công tắc, các cầu đấu, hoặc bóng đèn bắt chưa chặt, tiếp 1 xúc chưa tốt - Stắcte bị hỏng - Tuổi thọ của đèn đã hết. - Đèn phát sáng yếu hay có - Điện áp nguồn bị suy giảm 2 vệt sáng hình xoắn ốc - Đèn quá tuổi thọ, bóng đèn bị già hóa. - Hơi thủy ngân không ổn định. - Đèn khởi động lâu hay sáng - Stắcte bị yếu đi nên vẫn còn hoạt động 3 nhấp nháy lúc đỏ lúc tắt ở điện áp thấp - Điện điện áp nguồn bị suy giảm - Đèn chỉ sáng ở hai đầu đèn - Stắc te bị hỏng, lưỡng kim nhiệt bị nối 4 tắt hoặc do tụ điện bị đánh thủng. - Khi tắt đèn nhưng bóng vẫn - Mắc công tắc vào đây nguội 5 sáng nhấp nháy - Đèn quá sáng, ballast phát - Điện áp nguồn tăng cao 6 ra tiếng kêu lớn 2. Kiểm tra, thay thế các bộ phận của mạch đèn huỳnh quang Mục tiêu: - Trình bày được các bước thực hiện quy trình kiểm tra mạch đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Thay thế thành thạo các bộ phận của mạch điện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Thể hiện thái độ nghiêm túc, tích cực trong giờ học và tác phong công nghiệp trong rèn luyện kỹ năng. 65 2.1 Quy trình kiểm tra mạch  Bước 1: Phán đoán và kết luận hư hỏng Khi thực hiện kiểm tra mạch điện cần dựa vào những hiện tượng của mạch và những nguyên nhân có thể dẫn đến những hư hỏng đó để phán đoán và kết luận hư hỏng của mạch.  Bước 2: Kiểm tra Sau khi đã phán đoán và kết luận hư hỏng của mạch, ta tiến hành thao tác kiểm tra các bộ phận có thể dẫn đến hư hỏng đó.  Bước 3: Thay thế các bộ phận của mạch Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân hư hỏng ta tiến hành sửa chữa (nếu có thể) hoặc thay thế các bộ phận của mạch đèn. Ví dụ, nếu hỏng hóc do chấn lưu ta sẽ thay thế bằng chấn lưu mới nhưng lưu ý, các thông số của bộ phận thay thế phải giống với các bộ phận hỏng hóc. 2.2 Thực hành thay thế các bộ phận của mạch 2.2.1 Công tác chuẩn bị a) Dụng cụ STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 b) Thiết bị vật tư STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 1 Chấn lưu điện từ 01 2 Bóng đèn huỳnh quang 01 3 Stắcte 01 4 Công tắc 01 5 Cầu chì 01 2.2.2 Thao tác mẫu Ở bước này giáo viên không phải thao tác mẫu tất cả các kỹ năng thay thế các bộ phận mà chỉ thao tác một kỹ năng thay thế một bộ phận, ví dụ thay thế chấn lưu. Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa rõ bước nào thì sẽ thao tác lại bước đó để giúp học sinh nắm rõ được các bước thực hiện thay thế các bộ phận. 2.2.3 Thực hành - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc - Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em. 2.2.4 Đánh giá kết quả Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng thay thế các bộ phận phải đạt được những tiêu chí sau: - Thao tác thay thế thành thạo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Mạch điện sau khi thay thế phải hoạt động tốt - Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị 66 Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. 3. Sửa chữa mạch đèn huỳnh quang Mục tiêu: - Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch ...