Danh mục tài liệu

Giáo trình Thực hành Đo lường điện tử (Nghề: Điện tử công nghiệp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.02 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Thực hành Đo lường điện tử là môn học bắt buộc, sau khi học xong “đo lường điện tử” phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ đo và thiết bị đo điện tử quan trọng nhất trong thực nghiệm vật lý. Có được kỹ năng phân tích và thiết kế các mạch đo đơn giản, từ đó có cơ sở để phân tích và thiết kế các mạch đo và các hệ thống đo lường phức tạp. Người học có thể ứng dụng để kiểm tra, đo đạt các thông số, thiết bị trong mạch điện, các tín hiệu của dạng sóng - xung trong mạch và các động cơ điện AC 1 pha, AC 3 pha, động cơ điện một chiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực hành Đo lường điện tử (Nghề: Điện tử công nghiệp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Cơ điện tử ở trình độ Cao Đẳng và Trung Cấp, giáo trình Thực hành Đo lường điện tử là một trong những giáo trình mô đun đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình chi tiết mô đun Hệ thống sản xuất linh hoạt (MPS). Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, lôgíc. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 45 giờ gồm có: Bài MĐ09-01: Đại cương về đo lường Bài MĐ09-02: Kết quả và sai số đo Bài MĐ09-03: Đo các đại lượng điện cơ bản Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Khoa Điện tử - Điện lạnh - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ. Xin chân thành cảm ơn !!! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 BAN CHỦ NHIỆM BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 2 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ....................................................................................................5 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐO LƯỜNG...............................................................................7 1. Khái niệm và ý nghĩa của đo lường ......................................................................... 7 1.1. Khái niệm .............................................................................................................7 1.2. Ý nghĩa của đo lường: ..........................................................................................7 2. Phân loại các đại lượng đo lường ............................................................................. 8 3. Chức năng và đặc tính thiết bị đo lường .................................................................. 8 3.1.Chức năng thiết bị đo lường: .................................................................................8 3.2.Đặc tính thiết bị đo lường: ....................................................................................8 4. Phân loại các phương pháp đo lường ....................................................................... 9 4.1. Sơ đồ tổng quát hệ thống đo lường ......................................................................9 4.2. Sự chuân hóa trong đo lường .............................................................................. 10 4.2.1. Ý nghĩa của sự chuẩn hóa: ..............................................................................10 4.2.2. Các cấp chuẩn hóa:..........................................................................................10 BÀI 2: SAI SỐ TRONG ĐO LƯỜNG ..............................................................................12 2.1. Sai số trong đo lường: ......................................................................................... 12 2.1.1. Sai số chủ quan .............................................................................................12 2.1.2. Sai số hệ thống ..............................................................................................13 2.1.3. Sai số ngẫu nhiên: ..........................................................................................13 2.2. Thị sai ................................................................................................................. 14 2.3. Cách tính và biểu diễn sai số: .............................................................................. 15 2.4. CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................ 17 BÀI 3: ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐIỆN CƠ BẢN...............................................................18 3.1. Đo độ tự cảm và điện dung ................................................................................. 18 3.1.1. Lý thuyết cầu xoay chiều. ...............................................................................18 3.1.2. Điều kiện cân bằng cho cầu đo AC .................................................................18 3.1.3. Thiết bị chỉ thị sự cân bằng của cầu đo AC ....................................................19 3.2. Cầu điện dung ...

Tài liệu có liên quan: