Danh mục tài liệu

Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.19 KB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Thực tập tốt nghiệp cung cấp những kiến thức như: Hướng dẫn ban đầu về tìm hiểu tình hình cơ bản của doanh nghiệp; Hướng dẫn ban đầu về tìm hiểu tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp; Hướng dẫn ban đầu về các chuyên đề kế toán lựa chọn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH, NGHỀ: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Đồng Tháp, năm 2017 1 BÀI 1 THỰC TẬP CƠ BẢN 1.1. Hƣớng dẫn ban đầu về tìm hiểu tình hình cơ bản của doanh nghiệp Bạn cần tìm hiểu một số vấn đề căn bản của doanh nghiệp mà bạn muốn đến thực tập, cụ thể: - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tƣ nhân; Công ty TNHH; Công ty Cổ phần,… - Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh: Doanh nghiệp sản xuất; doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh; doanh nghiệp thƣơng mại – dịch vụ,… - Quy mô của doanh nghiệp, ở đây các bạn thƣờng thực tập ỏ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 1.2. Hƣớng dẫn ban đầu về tìm hiểu tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp Học sinh cần tìm hiểu một số thông tin về công tác tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp mình sẽ đến thực tập nhƣ: - Chế độ tổ chức sổ sách kế toán: Nhật ký chung, Nhật ký chứng từ,… - Chế độ chứng từ kế toán: Lập chứng từ, kiểm tra chứng từ, lƣu trữ chứng từ. - Chế độ tổ chức báo cáo tài chính. 1.3. Hƣớng dẫn ban đầu về các chuyên đề kế toán lựa chọn 1.3.1. Kế toán vốn bằng tiền - Khái niệm về kế toán vốn bằng tiền. - Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền. - Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền. - Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, chi; Hóa đơn; Hợp đồng,… - Nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền mặt, tài khoản 111. - Nguyên tắc hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng, tài khoản 112. - Nguyên tắc hạch toán kế toán tiền đang chuyển, tài khoản 113. 1.3.2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Học sinh cần lƣu ý: Vật liệu là tài sản lao động, thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp, cho nên việc mở các tài khoản tổng hợp ghi chép sổ kế toán và xác định giá trị hàng tồn kho, giá trị phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên hay phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. - Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên hàng tồn kho là phƣơng pháp ghi chép, phản ánh thƣờng xuyên liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu, công cụ dụng, thành phẩm, hàng hoá… trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp khi có các chứng từ nhập, xuất hàng tồn kho. Nhƣ vậy xác định giá trị thực tế vật liệu xuất dùng đƣợc căn cứ vào các chứng từ xuất kho sau khi đã đƣợc tập hợp, phân loại theo các đối tƣợng sử dụng để ghi vào tài khoản và sổ kế toán. Ngoài ra giá trị vật liệu, công cụ 2 dụng cụ tồn kho trên tài khoản, sổ kế toán xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kiểm tra. Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên hàng tồn kho đƣợc áp dụng trong phần lớn các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp thƣơng mại, kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn nhƣ máy móc, thiết bị, ô tô… - Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho là phƣơng pháp không theo dõi thƣờng xuyên liên tục tình hình nhập, xuất hàng tồn kho trên các tài khoản hàng tồn kho, mà chỉ theo dõi phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn kho. Việc xác định giá trị vật liệu, công cụ dụng cụng xuất dùng trên tài khoản kế toán tổng hợp không căn cứ vào chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị vật liệu tồn kho định kỳ, mua (nhập) trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính. Chính vì vậy, trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị vật liệu xuất dùng cho từng đối tƣợng, các nhu cầu sản xuất khác nhau: Sản xuất hay phục vụ quản lý sản xuất cho nhu cầu bán hàng hay quản lý doanh nghiệp … Hơn nữa trên tài khoản tổng hợp cũng không thể biết đƣợc số mất mát, hƣ hỏng,…(nếu có), phƣơng pháp kiểm kê định kỳ đƣợc quy định áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ. - Chứng từ sử dụng. - Phƣơng pháp hạch toán. 1.3.3. Kế toán tài sản cố định - Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ, các chứng từ gồm: + Biên bản bàn giao TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ + Biên bản giao nhận TSCĐ, SCL đã hoàn thành + Biên bản kiểm kê TSCĐ + Biên bản đánh giá lại TSCĐ + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Tại nơi sử dụng, bảo quản tài sản: Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng nhằm xác định trách nhiệm sử dụng và bảo quản, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng. Tại nơi sử dụng các phòng ban, phân xƣởng sẽ sử dụng sổ “TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi trong phạm vi bộ phận quản lý. - Tổ chức kế toán tài sản cố định chi tiết tại bộ phận kế toán: Bộ phận kế toán sử dụng “thẻ TSCĐ” và “Sổ TCSĐ” toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ. + Thẻ TCSĐ: Do kế toán lập cho từng đối tƣợng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ đƣợc thiết kế để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại đồng thời theo dõi đƣợc tình hình tăng giảm. + Sổ TSCĐ: Đƣợc mở để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ toàn doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng 1 sổ hoặc một số trang sổ. 1.3.4. Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng - Khái niệm về kế toán tiền lƣơng. 3 - Chứng từ sử dụng. - Khái niệm về kế toán các khoản trích theo lƣơng. - Nội dung kinh tế về kế toán tiền lƣơng. - Chế độ tiền lƣơng và các hình thức trả lƣơng. - Nhiệm vụ của kế toán tiền lƣơng. - Hạch toán kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. 1.3.5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm - Khái niệm về chi phí. - Phân loại chi phí. - Khái niệm giá thành. - Cách tính giá thành. - Kế toán chi phí và tính giá thành. 1.3.6. Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác địn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: