Danh mục tài liệu

Giáo trình Ứng dụng Công nghệ thông tin - Cơ bản: Phần 1

Số trang: 141      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.74 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Ứng dụng Công nghệ thông tin - Cơ bản phần 1 tập trung giải thích những hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản như kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính, các ứng dụng của công nghệ thông tin - truyền thông; sử dụng máy tính cơ bản như tìm hiểu về hệ diều hành Windows, quản lý thư mục và tập tin, Một số phần mềm tiện ích; và các cách xử lý văn bản cơ bản như kiến thức cơ bản về văn bản, định dạng văn bản, nhúng các đối tượng khác nhau vào văn bản. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Ứng dụng Công nghệ thông tin - Cơ bản: Phần 1 Giáo trình ứng dụng CNTT – Cơ bản MODULE 1: HIỂU BIẾT VỀ CNTT CƠ BẢN CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH VÀ MẠNG MÁY TÍNH CHƯƠNG 2: CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG (CNTT-TT) CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHI SỬ DỤNG CNTT-TT Giáo trình ứng dụng CNTT – Cơ bản Trang 1 Giáo trình ứng dụng CNTT – Cơ bản Trang 2 Chương 1: Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH VÀ MẠNG MÁY TÍNH 1.1 Thông tin và biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử 1.1.1 Thông tin 1.1.1.1 Khái niệm về thông tin Dữ liệu có thể là các kí tự, văn bản, chữ, số, hình ảnh, âm thanh, hoặc video chưa được tổ chức, xử lý và chưa có ý nghĩa. Thông tin là dữ liệu đã được xử lý, tổ chức, cấu trúc hoặc trình bày trong một bối cảnh cụ thể để làm cho nó hữu ích, có ý nghĩa. Ví dụ: TP. Cần Thơ, Khu II, P. Xuân Khánh, đường 3/2, Q. Ninh Kiều là dữ liệu. “Địa chỉ Khoa CNTT&TT là Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ” là thông tin. Hệ thống thông tin (information system) là một hệ thống ghi nhận dữ liệu, xử lý chúng để tạo nên thông tin có ý nghĩa hoặc dữ liệu mới (hình 1.1) Dữ liệu Nhập Xử lý Xuất Thông tin Hinh 1.1: Hệ thống thông tin 1.1.1.2 Đơn vị đo thông tin Đơn vị cơ sở dùng để đo thông tin được gọi là BIT (BInary digiT). Một BIT là một chỉ thị hoặc một thông báo về sự kiện nào đó có 1 trong 2 trạng thái là: Tắt (Off) / Mở (On) hay Đúng (True) / Sai (False). Số học nhị phân sử dụng hai ký số 0 và 1 để biểu diễn các số, nên số học nhị phân được dùng để biểu diễn trạng thái của 1 BIT. Trong tin học, người ta thường sử dụng các đơn vị đo thông tin lớn hơn như sau: Tên gọi Byte KiloByte MegaByte GigaByte TetraByte Petabyte Exabyte Zettabyte Yottabyte Brontobyte Geopbyte 1.1.1.3 Quá trình xử lý thông tin Ký hiệu B KB MB GB TB PB EB ZB YB BB GeB Giá trị 8 bit 210 B = 1024 Byte 210 KB 210 MB 210 GB 210 TB 210 PB 210 EB 210 ZB 210 YB 210 BB Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính hay bằng con người đều được thực hiện theo một quy trình sau: Dữ liệu (data) được nhập ở đầu vào (Input). Máy tính hay con người sẽ thực hiện quá trình xử lý nào đó để tạo ra thông tin ở đầu ra (Output). Quá trình nhập dữ liệu, xử lý và xuất thông tin đều có thể được lưu trữ. Hình 1.2 mô tả tổng quát trình xử lý thông tin. NHẬP DỮ LIỆU (INPUT) XỬ LÝ (PROCESSING) XUẤT DỮ LIỆU/ THÔNG TIN (OUTPUT) LƯU TRỮ (STORAGE) Hinh 1.2: Mô hình tổng quát quá trình xử lý thông tin Giáo trình ứng dụng CNTT – Cơ bản Trang 3 Chương 1: Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính 1.1.1.4 Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử Bốn chức năng cơ bản của máy tính cũng được biết đến như là chu trình xử lý thông tin: - Nhập dữ liệu: máy tính tập hợp dữ liệu hoặc cho phép người dùng nhập dữ liệu. - Xử lý: dữ liệu được chuyển thành thông tin. - Xuất dữ liệu: Kết quả xử lý được xuất ra từ máy tính. - Lưu trữ: dữ liệu hoặc thông tin được lưu trữ để sử dụng trong tương lai. 1.1.2 Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử 1.1.2.1 Biểu diễn số trong các hệ đếm Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị của các số. Mỗi hệ đếm có một số ký số (digits) hữu hạn. Tổng số ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số (base hay radix), ký hiệu là b. Hệ đếm cơ số b (b  2, b là số nguyên dương) mang tính chất sau : Có b ký số để thể hiện giá trị số. Ký số nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là b-1. Giá trị vị trí thứ n trong một số của hệ đếm bằng cơ số b lũy thừa n: bn Số N(b) trong hệ đếm cơ số (b) được biểu diễn bởi: N(b)  anan1an2 ... a1a0a1a2 ...am trong đó, số N(b) có n+1 ký số biểu diễn cho phần nguyên và m ký số lẻ biểu diễn cho phần thập phân, và có giá trị là: N(b)  an.bn  an1.bn1  an2.bn2  ... a1.b1  a0.b0  a1.b1  a2.b2  ... am.bm Trong ngành toán - tin học hiện nay phổ biến 4 hệ đếm là hệ thập phân, hệ nhị phân, hệ bát phân và hệ thập lục phân. 1.1.2.1.1 Hệ đếm thập phân Hệ đếm thập phân hay hệ đếm cơ số 10 (b=10) là một trong các phát minh của người Ả rập cổ, bao gồm 10 ký số theo ký hiệu sau: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 1.1.2.1.2 Hệ đếm nhị phân Hệ đếm nhị phân hay hệ đếm cơ số 2 (b=2). Đây là hệ đếm đơn giản nhất với 2 chữ số là 0 và 1. Mỗi chữ số nhị phân gọi là BIT (BInary digiT). Để diễn tả một số lớn hơn thì cần kết hợp nhiều bit với nhau. 1.1.2.1.3 Hệ đếm bát phân Hệ bát phân hay hệ đếm cơ số 8 (b=8). Hệ đếm này có 8 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Giáo trình ứng dụng CNTT – Cơ bản Trang 4