VẬN HÀNH VAN: Các van lớn thường rất khó vận hành bằng tay. Do vậy người ta lắp motor ở phía trên, motor này được nối với cần van để vận hành một cách dễ dàng.Đôi khi van được lắp đặt ở những khu vực mà không thể với tới được. Nếu như lắp motor vào van thì ta cũng rất khó để vận hành được motor trong quá trình đóng mở do khoảng cách quá xa c ũng như vì lý do an toàn mà không th ể lắp motor được ở vị trí này. Để khắc phục vấn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình VAN CÔNG NGHIỆP - Phần 4Giáo trình van Vinamain.com VẬN HÀNH VAN:9. Các van lớn thường rất khó vận hành bằng tay. Do vậy người ta lắp motor ở phía trên, motor này được nối với cần van để vận hành một cách dễ dàng. 34/55Giáo trình van Vinamain.com Đôi khi van được lắp đặt ở những khu vực mà không thể với tới được. Nếu như lắp motor vào van thì ta cũng rất khó để vận hành được motor trong quá trình đóng mở do khoảng cách quá xa c ũng như vì lý do an toàn mà không th ể lắp motor được ở vị trí này. Để khắc phục vấn đề này tay quay được thiết kế như một bánh xe truyền động. Tay quay của van được thiết kế có răng ăn khớp với dây xích. Khi kéo dây xích thì tay quay của van cũng chuy ển động theo. Điều này khắc phục được khó khăn khi van được lắp đặt ở những vị trí quá cao mà ta không thể với tới được. Dưới đây là một tình huống khác. 35/55Giáo trình van Vinamain.com Một ống nối được lắp vào cần van. Mục đích của việc sử dụng ống nối là để dễ dàng trong việc vận hành khi van được lắp đặt ở những vị trí thấp hay khó thao tác trong vận hành. Một tình huống khác là van ở vị trí vận hành thuận lợi nhưng việc vận hành đòi hỏi phải dùng một lực lớn, mà không dùng tới motor. Khi đó ta có thể dùng hệ thống bánh răng để dễ dàng hơn trong vận hành van. Kiểu vận hành này còn đư ợc gọi là vận hành bánh răng.10. QUY TRÌNH VẬN HÀNH (OPERATING PROCEDURES): Các loại van công nghiệp thường được chế tạo để sử dụng trong nhiều năm mà không có trục trặc xảy ra. Quá trình đóng và mở van phải thực hiện một cách từ từ. Nếu thay đổi vị trí của van quá nhanh thì sẽ xẩy ra sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và áp suất trong đường ống . Ví dụ như van điều chỉnh dòng chảy của hơi nước có nhiệt độ cao mà ta mở van đột ngột thì nhiệt độ ở đầu ra của ống sẽ tăng lên nhanh chóng dẫn tới sự giãn nở đột ngột của đường ống và các ứng lực giãn nở ở mối nối giữa van và đường ống cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của các phần này. Giả sử như trường hợp dưới đây. 36/55Giáo trình van Vinamain.com Khi đóng van nhanh chóng, d òng ch ảy trong đường ống bất thình lình bị chặn lại, áp suất tăng lên đột ngột, nếu như áp suất này đủ lớn nó sẽ gây hư hại cho van và ống dẫn. Hiện tượng này được gọi là sự va chạm thủy lực. Khi van bị tác động của áp suất cao thường rất khó mở. Trong hình vẽ trên áp suất cao của vật chất sẽ đẩy cửa van về phía vòng làm kín B, làm cho khó khăn trong việc mở van vì lực ma sát tăng lên giữa hai phần này. Giả sử áp suất được cân bằng giữa hai cửa van. 37/55Giáo trình van Vinamain.com Khi áp suất cân bằng thì có nghĩa là lực ma sát ở hai phía cũng đư ợc cân bằng do đó việc mở van được dễ dàng hơn. Nhiều van có thiết kế đường cân bằng để dễ dàng hơn trong việc mở van. Một van nhỏ được lắp ở đường cân bằng để thực hiện quá trình cân bằng áp suất ở hai phía của van chính, làm cho quá trình vận hành van được thuận tiện và giảm lực ma sát giữa cửa van và các vòng làm kín. Khi van có thiết kế đường cân bằng ta phải mở van cân bằng đường áp suất trước khi mở van chính. Trong một vài trường hợp nếu như van khó vận hành thì ta phải dùng tới choòng mở van. Các choòng này có nhiều loại và đủ kích cỡ khác nhau. 38/55Giáo trình van Vinamain.com Loại choòng trên có hai đầu để gắn vào tay quay, còn loại kia chỉ có một đầu và gắn vào phần khung của tay quay. Tuy rằng có các thiết kế khác nhau nhưng các choòng van đều có chung một đặc tính là để tăng cường lực thuận tiện cho quá trình vận hành van. Ngoài ra còn có các hư ớng dẫn chung khi sử dụng các choòng van: − Đầu tiên ta phải chọn đúng kích cỡ choòng van, đ ảm bảo rằng choòng van đã gắn chắc vào tay quay để tránh choòng van bị trượt ra ngoài trước khi tác dụng lực. − Tiếp theo ta phải có được thế cân bằng khi tác dụng lực vào choòng van. Nếu không phân phối trọng lượng cơ thể một cách cân bằng có thể ta sẽ bị ngã khi van mở ra một cách quá nhanh. − Sau đó ta phải đứng theo hướng kéo choòng van về phía bản thân chứ không đẩy nó ra phía ngoài, việc n ...
Giáo trình VAN CÔNG NGHIỆP - Phần 4
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 456.19 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
van công nghiệp van điều khiển tài liệu cơ khí bảo trì công nghiệp van điều tiếtTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Dung sai lắp ghép - ĐH Công Nghiệp Tp. HCM
113 trang 134 0 0 -
Nâng cao chất lượng điều khiển hệ thống van điều khiển – bình mức bằng bù mờ PID
5 trang 116 0 0 -
Giáo án môn học Kỹ thuật nhiệt
43 trang 103 0 0 -
Thiết kế và phân tích hệ thống cơ khí theo độ tin cậy - TS. Nguyễn Hữu Lộc
312 trang 70 0 0 -
140 trang 67 1 0
-
Giáo trình hệ thống thủy lực và khí nén part 1
12 trang 58 0 0 -
51 trang 45 0 0
-
VẬN HÀNH NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆN
148 trang 45 0 0 -
Giáo trình VAN CÔNG NGHIỆP - Phần 2
11 trang 44 0 0 -
8 trang 41 0 0