Danh mục tài liệu

Giáo trình Vật lý đất: Phần 2 - PGS.TS. Nguyên Thê Đặng (chủ biên)

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn tham khảo những kiến thức về những tính chất vật lý cơ bản và cơ lý của đất, nước trong đất, không khí trong đất, nhiệt độ đất, màu sắc đất thông qua Giáo trình Vật lý đất: Phần 2 sau đây. Với các bạn chuyên ngành Kỹ thuật thì đây là tài liệu hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vật lý đất: Phần 2 - PGS.TS. Nguyên Thê Đặng (chủ biên) Chương 3 NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ CƠ BẢN VÀ CƠ LÝ CỦA ĐẤT Độ phì đất được các nhà khoa học định nghĩa là: Khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các yếu tố khác cần thiết cho cây trong một thời gian sinh trưởng. Dựa vào định nghĩa này ta thấy rõ được vai trò quan trọng của tính chất vật lý và cơ học của đất. Những tính chất này, đặc biệt là dung trọng, tỷ trọng, độ xốp là những chỉ tiêu phản ánh chế độ nước, chế độ không khí, chế độ nhiệt độ đất. Nước và không khí trong bất tồn tại với số lượng nhiều hay ít, tỷ lệ phù hợp hay không, ngoài ảnh hưởng của nguồn cung cấp nước như mưa, tưới thì độ xốp của đất, tỷ lệ giữa khe hở mao quản và phi mao quản có vai trò rất quyết định. Do có ảnh hưởng đến chế độ nước và chế độ không khí đất, nên tính chất vật lý và cơ học đất cũng chi phối sự phân bố các loại vi sinh vật đất như vi sinh vật yếm khí, háo khí và từ đó quy định các quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng trong đất, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây. Nghiên cứu các tính chất vật lý như: Dung trọng, tỷ trọng, độ xốp còn là cơ sở cho việc thực thi các biện pháp kỹ thuật khác như việc tính toán lượng nước tưới, lượng phân bón, lượng vôi bón cải tạo đất... Nghiên cứu về các tính chất cơ lý đất như tính dính, tính dẻo, tính trương eo làm cơ sở cho việc xây dựng chế độ làm đất hợp lý như: Xác định thời gian làm đất, số lần làm đất và năng lượng cần thiết cho làm đất. Ngoài ra nắm được tính trương co của đất sẽ giúp cho việc hạn chế tác hại của trương co tới sự sinh trưởng của rễ cây, khả năng mất nước và chất dinh dưỡng do rửa trôi. 3.1. LÝ TÍNH CƠ BẢN CỦA ĐẤT 3.1.1. Tỷ trọng Tỷ trọng là trọng lượng đạt tính bằng gam của một đơn vị thể tích đất (cm3), đất ở trạng thái khô kiệt và xếp sít vào nhau (ký hiệu tà D - đơn vị là g/cm3). Theo như định nghĩa, đất dùng để tính tỷ trọng không có nước và không khí như vậy tỷ trọng không phụ thuộc vào độ xốp của đất, ẩm độ đất mà chỉ phụ thuộc vào thành phần rắn của đất. Đất được hình thành trên các loại đá mẹ có thành phần khoáng khác nhau, có tỷ trọng khác nhau. Nhìn chung đất hình thành trên đá mẹ macma bazơ có tỷ trọng lớn hơn đất hình thành trên đá mẹ macma axit bởi vì các loại khoáng trong đá macma bazơ có tỷ trọng lớn. Các loại khoáng khác nhau có tỷ trọng rất khác nhau. Vì thế mà thành phần cơ giới đất khác nhau cũng làm cho tỷ trọng đất khác nhau: 44 Đất cát có tỷ trọng thường là: 2,65 ± 0,0 1 Đất cát pha: 2,70± 0,02 Đất thịt: 2,7 1 ± 0,02 Đất sét: 2,74 ± 0,03 Tỷ trọng đất lớn hay nhỏ còn phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất . Bởi vì tỷ trọng của chất hữu cơ rất nhỏ chỉ khoảng 1 ,2 - 1 ,4 g/cm3 cho nên các loại đất giàu mùn có tỷ trọng nhỏ hơn đất nghèo mùn. Vì thế tỷ trọng của lớp đất mặt nhỏ hơn tỷ trọng của các lớp đất dưới. Mặc dù tỷ trọng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng hầu hết tỷ trọng của các loại đất dao động trong khoảng 2,60 - 2,75 g/cm3. chỉ có một số loại đất có hàm lượng mùn rất cao, có thể tới 15 - 20%, ở các loại đất nà y tỷ trọng < 2,40 g/cm3 (Bảng 3 . 1 ) . Trong thực tiễn sản xuất có thể xem 2,65 là tỷ trọng trung bình của đất. Căn cứ vào tỷ trọng đất mà người ta có thể phần nào đánh giá được hàm lượng mùn trong đất. Tỷ trọng nhỏ thì đất giàu mùn và ngược lại. Tỷ trọng đất được ứng dụng nhiều trong các công thức tính toán như công thức tính độ xốp của đất, công thức tính độ chìm lắng của các cấp hạt đất trong phân tích thành phần cơ giới. Bảng 3.1 : Tỷ trọng của một số khoáng chất, hữu cơ khác nhau Loại Tỷ trọng (g/cm3 ) 1 chất mùn, thán bùn, thảm mục rừng 1 ,25 - 1 ,80 2. Thạch cao 2,30 - 2,35 3. Thạch anh 2,65 4. Kaolinit 2,60 - 2,65 5. Octokla 2,54 - 2,57 6. Micolin 2,55 7. Canxit 2,7 1 8. Dolomit 2,80 - 2,90 9. Mutcovit 2,76 - 3,00 10 Limonit 3,50 - 3,95 Để xác đinh tỷ trọng đất người ta thường dùng phương pháp Picromet (Bình tỷ trọng). Eản chất của phương pháp này là cân đất trong nước để xác định một đơn vị thể tích đất nằm ở trạng thái xếp sít vào nhau. Sau đó chia trọng lượng đất khô kiệt (cũng đã được cân trong bình Pi ...