Hoa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, là sản phẩm vừa mang
giá trị tinh thần vừa mang giá trị kinh tế. Hiện nay ở nước ta, trong chương trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cây hoa lại càng được quan tâm. Hàng năm có nhiều
giống hoa được lai tạo và nhập nội, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được nghiên cứu và áp
dụng trong sản xuất nên diện tích trồng hoa ngày càng được nâng cao ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình về Cây hoa
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PGS.TS. ĐÀO THANH VÂN (Chủ biên), ThS. ĐẶNG THỊ TỐ NGA
GIÁO TRÌNH
CÂY HOA
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2007
LỜI NÓI ĐẦU
Hoa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, là sản phẩm vừa mang
giá trị tinh thần vừa mang giá trị kinh tế. Hiện nay ở nước ta, trong chương trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cây hoa lại càng được quan tâm. Hàng năm có nhiều
giống hoa được lai tạo và nhập nội, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được nghiên cứu và áp
dụng trong sản xuất nên diện tích trồng hoa ngày càng được nâng cao .
Giáo trình Cây hoa nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ
thuật trồng trọt một số loài hoa trồng phổ biên ở nước da. Đồng thời giáo trình còn là
tài liệu tham khảo cho các bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu và khuyến nông.
Giáo trình được PGS.TS. Đào Thanh Vân (Chủ biên) và ThS. Đặng Thị Tố Nga
(tham gia) biên soạn thành 2 phần với 7 chương.
Phần 1: Đại cương
- Chương 1: Vai trò của cây hoa và tình hình sản xuất hoa
- Chương 2: Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa
- Chương 3: Kỹ thuật nhân giống hoa
Phần 2: Chuyên khoa
- Chương 4: Hoa hồng
- Chương 5: Hoa cúc
- Chương 6: Hoa đồng tiền
- Chương 7: Hoa lily
Do thời gian và khả năng có hạn nên khi biên soạn giáo trình này không tránh khỏi
các thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của người đọc để các lần
xuất bản sau sẽ hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cám ơn .
Tập thể tác giả
Phần I
ĐẠI CƯƠNG
Chương I
VAI TRÒ CỦA CÂY HOA VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA
1.1. VAI TRÒ CỦA HOA
Hoa là một sản phẩm đặc biệt của cây trồng, nói đến hoa là nói đến vẻ đẹp của thiên
nhiên được cây cỏ chắt lọc ban tặng cho con người. Hoa trong cuộc sống của con người
chiếm một vị trí thẩm mỹ quan trọng, hoa là tượng trưng của cái đẹp, là nguồn cảm giác
ngọt ngào của cuộc sống.
Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái thư giãn khi thưởng thức vẻ dẹp
của chúng mà còn đem lại cho những người sản xuất hoa giá trị kinh tế cao hơn hẳn so
với những cây trồng khác. Nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, Pháp, Bungari… đã có
nền sản xuất hoa rất phát triển và là nguồn thu nhập quan trọng của đất nước.
Ở Việt Nam, cây hoa có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế của các vùng trồng hoa, cây
hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5-20 lần so với trồng các cây trồng khác. Mô hình
trồng Lay ơn tại Đằng Hải, Đồng Thái (Hải Phòng), Dĩnh Kế (Bắc Giang)… đều đạt
hiệu quả cao gấp 1,5 - 2,5 lần so với trồng các cây thông thường (thu 15 - 20 triệu
đồng/sào/3 tháng). Mô hình trồng hoa đồng tiền tại Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) thu 50-
60 triệu đồng/sào/năm; Mô hình trồng hoa hồng ở Mê Linh (Vĩnh Phúc) thu 10- 15 triệu
đồng/sào/năm; Mô hình trồng hoa cúc ở Tây Tựu, Nhật Tân (Hà Nội) cũng thu 12- 15
triệu đồng/sào/năm. (Đặng Văn Đông. 2003)
Vùng hoa ở huyện Mê Linh rộng gần 400 ha với hàng chục cánh đồng đều cho thu
nhập bình quân trên 50 triệu đồng/ha. Đặc biệt những cánh đồng hoa ở xã Mê Linh đã
cho thu nhập từ 70-90 triệu đồng/năm. Vì vậy xã Mê Linh đã xây dựng chợ hoa ở ven
đường quốc lộ 23A. Từ kinh nghiệm xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, huyện
Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ bước vào câu lạc bộ 50 triệu đồng/ha gieo trồng/năm vào
năm 2004 và là huyện đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc đạt được mục tiêu cánh đồng 50
triệu đồng/ha/năm trong đó thu nhập từ hoa là chủ yếu.
Ngoài việc bảo vệ nguồn tiền quý hiếm, ngành hoa và sinh vật cành ở nước ta đang
trở thành ngành kinh tế có giá trị thu nhập từ hoa, cây cảnh đã lên đến gần 1.000 tỉ đồng
mỗi năm (trong năm 2003, giá trị xuất khẩu khoảng 30 triệu USD). Đặc biệt, trồng và
kinh doanh hoa, cây cảnh còn giúp đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp ở nhiều địa phương. Cụ thể, năm 2003 đã có hơn 30.000
hộ gia đình thoát nghèo nhờ trồng hoa, cây cảnh, nhiều hộ gia đình trồng hoa có thu
nhập gần 1 tỉ đồng/hecta. (Đặng Văn Đông, 2003).
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Sản xuất hoa trên thế giới
Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành
một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các
nước trồng hoa cây cảnh, trong đó có các nước châu Á. Sản xuất hoa ở các nước châu Á
đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường hoa trên thế giới.
Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên. Ba
nước sản xuất hoa hoa lớn nhất chiếm 50% sản lượng hoa thế giới là Nhật Bản, Hà Lan,
Mỹ.
Theo Roger và Alan (1998) năm 1995 giá trị sản lượng hoa trên thế giới đạt 20 tỷ
USD đến năm 1997 đạt 27 tỷ USD và dự kiến đầu thế kỷ 21 đạt 40 tỷ USD, trong đó
Nhật Bản khoảng 3,731 tỷ USD; Hà Lan khoảng 3,558 tỷ USD; Mỹ khoảng 3,270 tỷ
USD.
Giá trị xuất nhập khẩu hoa và cây cảnh của thế giới tăng hàng năm. Năm 1996 là
7,5 tỷ đô la, trong đó từ thị trường hoa của Hà Lan chiếm gần 50%. Sau đó đến các
nước Côlômbia, Italia, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israen, Úc, Đức, Canada, Pháp, Tây Ban
Nha, Kênia, Ecuado… mỗi nước trên 100 triệu đôla, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 10%.
Nguồn Nguyễn Xuân Linh. 2002
Đức và Mỹ là 2 quốc gia chiếm trên 50% thị trường nhập khẩu hoa với các loài hoa
phổ biến là cẩm chướng, cúc, hồng, layơn, lan…
Nguồn Nguyễn Xuân Linh. 2002
Hà Lan là nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới, chiếm tới 64,8% thị trường, trong
đó các loài hoa nổi tiếng được xuất khẩu từ Hà Lan là: Lily, hồng, lay ơn, đồng tiền,
cẩm chướng.
Sản xuất hoa thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á, châu Phi, châu
Mỹ. Hướng sản xuất h ...
Giáo trình về Cây hoa
Số trang: 110
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.10 MB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình cây hoa kỹ thuật nhân giống hoa ngoại cảnh cây hoa sản xuất hoa các loài hoa phổ biến kỹ thuật trồng hoaTài liệu có liên quan:
-
140 trang 43 0 0
-
8 trang 35 0 0
-
111 trang 33 0 0
-
14 trang 28 0 0
-
10 trang 27 0 0
-
124 trang 27 0 0
-
14 trang 26 0 0
-
Hỏi đáp kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh tập 2 part 4
16 trang 26 0 0 -
7 trang 26 0 0
-
Giáo trình môn học/mô đun: Kỹ thuật canh tác rau, hoa (Nghề: Bảo vệ thực vật): Phần 2
137 trang 26 0 0