Danh mục tài liệu

Giáo trình Vẽ điện (Ngành: Điện tử công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.29 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Vẽ điện cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm chung và các lệnh vẽ autocad cơ bản; các ký hiệu điện và các lệnh vẽ cơ bản; các ký hiệu quy ước trong bản vẽ điện; vẽ sơ đồ điện và một số hệ thống điện cơ bản;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vẽ điện (Ngành: Điện tử công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI PHÒNG TRƯỜNG CĐCN HẢI PHÒNG GIÁO TRÌNH Tên môn học: VẼ ĐIỆNNGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP Hải Phòng , năm 2019 Trang số1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phépdùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI NÓI ĐẦU Khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ ở vào cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21. Nhữngthành tựu đó đã được ứng dụng rất nhanh vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộcsống của con người và công nghệ sản xuất cũng không ngừng được đổi mới và ngàycàng hiện đại hơn. Việt Nam là nước đang phát triển, vì vậy thiết bị ở lĩnh vực này hay lĩnh vực kia tuychưa đồng bộ nhưng cũng đã có những thiết bị tiên tiến và hiện đại. Do còn đang pháttriển nên thiết bị của chúng ta đang sử dụng có thể có thiết bị sản xuất từ những thậpniên 60-70 của thế kỉ trước nhưng cũng có thiết bị mới được sản xuất với trình độ tiêntiến nhất. Thiết bị điện dùng trong dân dụng và công nghiệp hết sức đa dạng. Để giúp sinh viênchuyên ngành điện tử hệ cao đẳng nghề có thể đọc hiểu và thiết kế được bản vẽ điện tôiviết lên cuốn giáo trình “ Vẽ Điện” nhằm cung cấp những kiến thức, quy ước, ký hiệuđiện thường được sử dụng hiện nay trong các bản vẽ điện. Tài liệu tham khảo để biên soạn gồm:- Lê Công Thành, Giáo trình Vẽ điện, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM2000.- Tiêu chuẩn nhà nước: Ký hiệu điện; Ký hiệu xây dựng, NXB KHKT, 2002- Nguyễn Thế Nhất , Vẽ Điện, NXB GD 2004- Chu Văn Vượng, Các tiêu chuẩn bản vẽ điện, NXB ĐH sư phạm, 2004- Trần Văn Công, Kí hiệu thiết bị điện, NXB GD 2005 Tổ bộ môn Tự động hóa Trang số2BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VÀ CÁC LỆNH VẼ AUTOCAD CƠ BẢN1. Quy ước trình bày bản vẽ2. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điệnMỤC TIÊU CỦA BÀI:Sau khi học xong bài này người học có khả năng:-Kiến thức:  Trình bày được các quy ước về bản vẽ  Mô tả được các tiêu chuẩn về bản vẽ điện- Kỹ năng:  Phân tích được lệnh vẽ đường thẳng line, mirror  Vẽ được các linh kiện, khí cụ điện đối xứng sử dụng lệnh vẽ mirror  Vẽ được các linh kiện giống nhau sử dụng lệnh vẽ copy- Thái độ: + Hình thành thói quen làm việc nhóm. + Tuân thủ nội quy phòng thực hành và thực hiện 5 S thường xuyên tại phòng học lý thuyết và phòng thực hành. + Rèn luyện tính nghiêm túc trong học tập và trong thực hiện công việc.Giới thiệu: Vẽ điện là một trong những phần không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệpcủa ngành điện nói chung và của người thợ điện công nghiệp nói riêng. Để thực hiệnđược một bản vẽ thì không thể bỏ qua các công cụ cũng như những qui ước mang tínhqui phạm của ngành nghề. Đây là tiền đề tối cần thiết cho việc tiếp thu, thực hiện các bản vẽ theo những tiêuchuẩn hiện hành.Khái quát chung về bản vẽ điện Bản vẽ điện là một trong những phần không thể thiếu trong hoạt động nghềnghiệp nói chung và của người thợ điện công nghiệp nói riêng. Bản vẽ điện là mộtphương tiện thông tin kỹ thuật, là tài liệu kỹ thuật cơ bản dùng để thực thi và chỉ đạosản xuất, được thực hiện bằng các phương pháp khoa học, chính xác theo qui tắc thốngnhất của tiếu chuẩn Nhà nước, Quốc tế1.Qui ước trình bày bản vẽMục tiêu: - ựa chọn và sử dụng đúng vật liệu và dụng cụ vẽ kỹ thuật - n luyện được tính chủ động và nghiêm túc trong công việc1.1 Vật liệu, dụng cụ vẽa.Giấy vẽ: Trong vẽ điện thường sử dụng các loại giấy vẽ sau đây: -Giấy vẽ tinh. -Giấy bóng mờ. -Giấy kẻ ô li. Trang số3b.Bút chì: H: loại chì cứng: Từ 1H, 2H, 3H ... đến 9H. oại này thường dùng để vẽ nhữngđường có yêu cầu độ sắc nét cao. HB: loại có độ cứng trung bình, loại này thường sử dụng do độ cứng vừa phải vàtạo được độ đậm cần thiết cho nét vẽ. B: loại mềm: từ 1B, 2B, 3B ... đến 9B. oại này thường dùng để vẽ những đườngcó yêu cầu độ đậm cao. Khi sử dụng lưu ý để tránh bụi chì làm bẩn bản vẽ.c.Thước vẽ: - Trong vẽ điện, thường sử dụng các loại thước sau đây: - Thước dẹp: Dài (3050) cm, dùng để kẻ những đoạn thẳng - Thước chữ T: Dùng để xác định các điểm thẳng hàng, hay khoảng cách nhấtđịnh nào đó theo đường chuẩn có trước - Thước rập tròn: Dùng vẽ nhanh các đường tròn, cung tròn khi không quan tâmlắm về kích thước của đường tròn, cung tròn đó - Eke: Dùng để xác định các điểm vuông góc, song song Các dụng cụ khác: Compa, tẩy, khăn lau, băng dính…1.2 Khổ giấy - Khổ giấy được xác định bằng kích t ...

Tài liệu có liên quan: