Danh mục tài liệu

Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 34.97 MB      Lượt xem: 106      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Vẽ kỹ thuật (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" được biên soạn nhằm giúp người học trình bày đầy đủ các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo và vẽ quy ước các chi tiết, các mối ghép; giải thích đúng các ký hiệu tiêu chuẩn và phương pháp trình bày bản vẽ kỹ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 LỜI GIỚI THIỆU Việt Nam đang trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nước, để đáp ứng yêu cầu phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật nói chung và của ngành cơ khí nói riêng, các giáo viên thuộc Khoa Đại Cương trường Cao đẳng nghề Cần Thơ đã biên soạn giáo trình “Vẽ kỹ thuật” trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề để giảng dạy cho học sinh sinh viên tại trường, đào tạo ra những người thợ có tay nghề cao đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển của xã hội ngày nay. Môn “Vẽ kỹ thuật” là môn kỹ thuật cơ sở nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các tiêu chuẩn, quy ước và phương pháp vẽ các bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam của bản vẽ kỹ thuật. Giúp người học sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ và thiết bị để trình bày các bản vẽ kỹ thuật đảm bảo chính xác và an toàn. Đồng thời, môn học này còn giúp cho người học thực hiện được bản vẽ phác và bản vẽ tiêu chuẩn của chi tiết máy. Giáo trình được biên soạn căn cứ theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ lao động thương binh và xã hội về việc “Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng”. Dựa trên kinh nghiệm và kiến thức giảng dạy của các giáo viên trong khoa. Giáo trình được biên soạn có tính khoa học, có tính logic phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh sinh viên làm tài liệu cho học sinh sinh viên học tập tại trường cũng như tài liệu sau này cho học sinh sinh viên trong công việc khi cần thiết. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày 30 tháng 6 năm 2018 Tham gia biên soạn 1. Cao Thị Hồng Tho (Chủ biên) 2. Trần Thiện Trường 2 MỤC LỤC Chương I NHỮNG TIÊU CHUẨN CHUNG TRÌNH BÀY BẢN VẼ 6 I. Vật liệu và dụng cụ vẽ kỹ thuật 6 1. Vật liệu vẽ 6 2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng 6 3. Trình tự hoàn thành bản vẽ 9 II. Những tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật 10 1. Khổ giấy 10 2. Khung vẽ 11 3. Khung tên 11 4. Tỷ lệ 12 5. Đường nét vẽ 13 6. Chữ viết 12 7. Ghi kích thước 16 Chương II CÁC DẠNG BẢN VẼ CƠ BẢN 21 I. Vẽ hình học 21 1. Dựng đường thẳng song song 21 2. Dựng đường thẳng vuông góc 21 3. Chia đều đoạn thẳng 22 4. Vẽ độ dốc và độ côn 24 5. Chia đều đường tròn 25 6. Vẽ nối tiếp 26 7. Vẽ đường elip 28 8. Vẽ đường ôvan 29 II. Hình chiếu vuông góc 30 1. Các phép chiếu 30 2. Hình chiếu của điểm, đường thẳng, mặt phẳng 31 3. Hình chiếu của các khối hình học đơn giản 37 III. Giao tuyến 40 IV. Hình chiếu trục đo 46 1. Khái niệm về hình chiếu trục đo 46 2. Phân loại hình chiếu trục đo 46 3. Cách dựng hình chiếu trục đo 49 V. Hình cắt và mặt cắt 52 Chương III VẼ QUY ƯỚC CÁC CHI TIẾT VÀ CÁC MỐI GHÉP 63 I. Ren, vẽ quy ước ren, ký hiệu ren 63 II. Truyền động bánh răng 72 III. Vẽ quy ước lò xo 76 IV. Ghép bằng then, then hoa, chốt 77 V. Ghép bằng đinh tán 82 VI. Ghép bằng hàn 84 VII. Dung sai lắp ghép – Độ nhẵn bề mặt 85 Chương IV BẢN VẼ CHI TIẾT- BẢN VẼ LẮP 91 I. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết 91 II. Bản vẽ lắp 91 III. Sơ đồ 102 Tài liệu tham khảo 104 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Vẽ kỹ thuật Mã môn học: MH11 I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Là môn học kỹ thuật cơ sở. Môn học được bố trí học trước các môn học, mô đun chuyên môn nghề. Là môn cở sở nền tảng để thực hành các môn học, mô đun nghề. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: