Phương pháp tìm bố cục trang trí: Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc trang trí cơ bản như: cân đối, nhắc lại, xen kẽ, phá thế... một cách linh hoạt, khéo léo. Dựa vào đặc điểm của từng loại hình cụ thể để kẻ các trục phân chia ra làm 4 hoặc 8 phần bằng nhau (giao điểm của 2 đường chéo xuất phát từ tâm), rồi phân bố các mảng lớn, nhỏ, chính, phụ sao cho vui mắt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật - Vẽ màu 5
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuậ t
9.4. Phương pháp tìm bố cục trang trí:
Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc trang trí cơ bản như: cân đối, nhắc lại,
xen kẽ, phá thế... một cách linh hoạt, khéo léo. Dựa vào đặc điểm của từng loại
hình cụ thể để kẻ các trục phân chia ra làm 4 hoặc 8 phần bằng nhau (giao điểm
của 2 đường chéo xuất phát từ tâm), rồi phân bố các mảng lớn, nhỏ, chính, phụ
sao cho vui mắt. Đặc biệt các mảng trọng tâm cần được nhấn mạnh (nếu là đen,
trắng) còn nếu là màu thì là màu nổi nhất, nếu là hình phải là hình đẹp nhất.
Ví dụ:
H48. Bài vẽ sinh viên, bố cục hình vuông, màu bột
Ở mỗi bố cục hình vuông, tròn hoặc chữ nhật, cần tìm nhiều phác thảo, để
sau đó chọn một hình ưng ý nhất và tiến hành tìm đậm, nhạt của hình. Tạo trọng
tâm cho bố cục được nổi bật, hài hoà và các độ đậm, nhạt ở mảng trọng tâm cần
được chuyển ra xung quanh nhưng vừa phải.
Trên cơ sở phải phác thảo đậm nhạt đen trắng tìm màu sắc cho phù hợp đạt
sự hài hoà, đẹp mắt, gợi cảm xúc thẩm mỹ. Nên tìm nhiều phác thảo màu theo
các gam màu khác nhau để chọn được phác thảo đẹp nhất khi thể hiện.
9.5. Làm bài:
9.5.1. Phóng hình, thể hiện bài:
- Thông thường thì đồ lại hình từ bản thảo đã phóng lớn, pha màu theo bản
thảo rồi tô từng mảng màu lần lượt cho đến khi kín giấy.
- Cũng có thể quét nền màu chủ đạo theo một độ đậm nhạt nhất định của
bản thảo, rồi sau đó mới đồ hình đã phóng lớn và vẽ kỹ lên nền màu theo khuôn
khổ quy định.
T RẦ N VĂ N TÂM Trang 22
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật
Tuy nhiên, cả hai cách đều nên nghiền màu kỹ và tô sao cho mịn, phẳng,
gọn gàng, sạch sẽ và nghiêm túc.
9.5.2. Trình bày bài:
Thường phải có đủ ba phác thảo là hình (nét), đen trắng, màu và bài thể hiện
phóng lớn vẽ bằng màu. Kẻ tên bài, tên người vẽ, tên trường, lớp... Lưu ý độ lớn
của chữ vừa phải theo tỷ lệ bài làm, kiểu chữ nên đơn giản, nghiêm túc.
Ví d ụ :
H49. Nguyễn Đình Hạ, 04KT- ĐHBK ĐN, Trang trí hình vuông, màu bột, 2005.
H50. Trần Lê Hùng, Trang trí hình vuông, màu bột, 2007.
T RẦ N VĂ N TÂM Trang 23
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuậ t
10. MỘT SỐ BÀI TRANG TRÍ THAM KHẢO.
H51. Nguyễn Mạnh Kha. 01KT-ĐHBK ĐN. H52. Nguyễn Trường Giang. 04KT-ĐHBK ĐN.
H53. SV Ngô Đức Cường. H54. Bài vẽ của sinh viên.
T RẦ N VĂ N TÂM Trang 24
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật
H55. Bài vẽ sinh viên: trang trí hình tròn, đĩa treo tường.
H56. Bài vẽ sinh viên, trang trí phong cảnh. H57. Bài vẽ sinh viên, trang trí quảng cáo.
T RẦ N VĂ N TÂM Trang 25
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuậ t
CHƯƠNG 2
VẼ TĨNH VẬT HOA QUẢ
(màu bột)
1. CÁCH VẼ TĨNH VẬT.
Khi vẽ một bố cục tĩnh vật, thông thường người tuân theo trình tự các bước
sau:
- Chọn góc nhìn phù hợp sẽ có được bố cục đẹp.
- Ước lượng độ lớn, vị trí khung hình trên giấy vẽ sao cho vừa phải, cân đối.
- Tiến hành đo, dọi và vẽ phác (dựng hình) bằng bột màu hoặc bằng bút chì.
- Tô màu gốc lên các mảng để phủ kín toàn bộ bề mặt tranh kết hợp dùng
màu theo mắt thấy và ý đồ về hòa sắc màu của người vẽ.
- Tiếp tục tô chồng màu đồng thời điều chỉnh đậm nhạt, màu sắc và trau
chuốt dần chi tiết. Lưu ý trọng tâm và tạo chiều sâu không gian.
- Xem xét lại tương quan tổng thể lần cuối, hoàn chỉnh bề mặt tranh.
H58. Trần Văn Tâm, sơ lược cách vẽ tĩnh vật bằng màu bột: Dựng hình, tô màu khái quát, 2007.
T RẦ N VĂ N TÂM Trang 26
...
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật - Vẽ màu 5
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 740.23 KB
Lượt xem: 40
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguyên tắc vẽ phương pháp pha màu vẽ căn bản vẽ cơ thể người họa bằng bút chí họa bằng bút sắt vẽ mực nho vẽ hoạt hình vẽ chân dung họa người căn bảnTài liệu có liên quan:
-
Vẽ tượng chân dung bằng thạch cao - Mỹ thuật: Phần 2
28 trang 71 0 0 -
GIÁO TRÌNH HỌC VẼ MỸ THUẬT 1 - VẼ BÚT SẮT
77 trang 44 0 0 -
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật - Vẽ Bút sắt 8
5 trang 40 0 0 -
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật - Vẽ Bút sắt 4
5 trang 39 0 0 -
Tóm tắt bài giảng Hình họa 2 - ĐH Tôn Đức Thắng
23 trang 37 0 0 -
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật - Vẽ bút lông (mực nho) 4
5 trang 34 0 0 -
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật - Vẽ bút lông (mực nho) 5
5 trang 34 0 0 -
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật - Vẽ màu 7
5 trang 34 0 0 -
Cách vẽ chân dung bằng chất liệu: Chì, Than
42 trang 33 0 0 -
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật - Vẽ Bút sắt 3
5 trang 32 0 0