Danh mục tài liệu

Giáo trình về Văn hóa kinh doanh quốc tế Chương 10

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.60 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khi người ta hiếm khi nghe về những mặt tích cực của việc tặng quà, lịch sử lại đầy rẫy những tác động tiêu cực của hành động này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình về Văn hóa kinh doanh quốc tế Chương 10 Chương 10 Tặng quà ‘Cho là công việc của kẻ giàu’ - Goethe Tặng quà là một trong những truyền thống giao tiếp xã hội cổ xưa nhất đượccon người biết đến. Trong khi người ta hiếm khi nghe về những mặt tích cực củaviệc tặng quà, lịch sử lại đầy rẫy những tác động tiêu cực của hành động này.Những người giữ thành Tơ roa vào năm 1200 trước Công nguyên vẫn còn đau đớnvì con ngựa gỗ làm quà mà quân Hy Lạp bỏ lại đằng sau khi tháo lui. (Cụm từ “hãycoi chừng những người Hy Lạp khi họ mang theo quà tặng” hiển nhiên là khôngcòn áp dụng theo nghĩa đen đối với thế giới kinh doanh quốc tế.) ở những nền vănhoá có bối cảnh cao và bị chi phối bởi quan hệ (ngược lại với những nền văn hoábối cảnh thấp, bị chi phối bởi nhiệm vụ), việc kinh doanh được xây dựng trênnhững mối quan hệ cá nhân và những món quà là một phần không thể tách rời củanhững mối quan hệ đó. Có lẽ với trường hợp ngoại lệ là Nhật Bản nơi mà tặng quàđã ăn sâu trong nền văn hoá dân tộc, tầm quan trọng của việc tặng quà có lẽ đã bịthổi phồng quá mức ở nhiều phần khác của thế giới. Tuy vậy, tặng một món quàkhông thích hợp hoặc một món quà không nhạy cảm về mặt văn hoá có thể làm tổnhại nghiêm trọng đến một mối quan hệ kinh doanh, còn tai hại hơn so với chẳngtặng món quà nào cả. Quà tặng hay vật đút lót? Những món quà sẽ không bao giờ thay thế được những nguyên tắc căn bảncủa những nghi thức và tập quán kinh doanh tốt. Chúng là sự bổ sung chứ khôngphải sự thay thế cho một đề nghị kinh doanh lành mạnh. Tất nhiên, một món quàkhông bao giờ nên mang vẻ bề ngoài của một vật đút lót, ngay cả ở những quốc gianơi mà những tập quán như vậy là phổ biến. Một món quà chỉ là một vật kỷ niệmđược tặng một cách tự do để bày tỏ sự biết ơn hoặc kính trọng. Một vật đút lót chỉlà một phần của chi phí kinh doanh bắt buộc ở một vài nơi trên thế giới. Sau đây là một số câu hỏi cơ bản để bạn cân nhắc nếu bạn định tặng quà: - Ai là những người thích hợp nên nhận quà? Liệu có ai mà bạn phải tặng quà hay không? - Cái gì là một món quà thích hợp và món quà nào có thể bị coi là không nhạy cảm về mặt văn hoá? - Bạn nên tặng quà vào lúc nào? Vào buổi gặp mặt đầu tiên? Khi ký kết xong một hợp đồng? - Và cuối cùng, bạn nên tặng quà như thế nào? 162 Việc tặng quà quốc tế có thể trở thành một cái bẫy văn hoá. Những điều cấmkỵ rất khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau. Để tặng được một món quà thíchhợp, người ta cần phải hiểu được nền văn hoá của người nhận quà. Giá trị của việc tặng quà Tặng một món quà thích hợp vào một thời điểm thích hợp không chỉ củng cốnhững mối quan hệ cá nhân ở một số nền văn hoá mà nó còn thực sự nâng cao đượchình ảnh của cá nhân hoặc công ty. Món quà đúng đắn chuyển tải sự kính trọng đếncá nhân và vì lẽ đó có thể chuyển tải hình ảnh về sự tinh tế, thậm chí là quyền lực,toàn cầu của cá nhân hoặc công ty. ở những nền văn hóa bị chi phối bởi quan hệ,món quá phản ánh hình ảnh và những ý định của công ty và đưa đến cho đối táctiềm năng cái nhìn sâu hơn về việc bạn và công ty của bạn nghĩ và sẽ hành động rasao trong tương lai. Tuy nhiên, mục đích chính của bất kỳ món quà nào cũng phảilà làm hài lòng và tỏ sự kính trọng người nhận quà. Nếu bạn luôn nhớ được điềuđó, bạn sẽ không bao giờ tạo ra một món quà có thể là không phù hợp, hoặc tồi tệhơn là mang tính sỉ nhục. Hãy xem xét trường hợp của tập đoàn General Motors, có lần đã bị lôi cuốnvào một tranh đấu lớn với vài nhà sản xuất ôtô lớn khác để bảo vệ mối quan hệ đốitác với Nhà máy công nghiệp ô tô Thượng Hải để sản xuất ôtô tại Trung Quốc. GMđã không tiếc tiền của thuê những nhà tư vấn Trung Quốc và những nhân côngngười Mỹ biết nói tiếng Hoa để đảm bảo rằng tập đoàn đã làm “tất cả những gìđúng đắn” để gây ấn tượng với người Trung Quốc về sự nhạy cảm văn hóa và sựhiểu biết của họ về những tập quán kinh doanh của người Trung Quốc. Khi GMtặng các quan chức Trung Quốc những món quà đắt tiền mua tại nhà sản xuất kinhdoanh kim hoàn nổi tiếng New York là Tiffany’s, tập đoàn đã thay những dảiruybăng trắng mang chữ ký của họ bằng những dải ruy băng đỏ. Lý do là ở TrungQuốc màu đỏ có nghĩa là vận may và màu trắng biểu thị sự đau khổ hoặc cái chết.Người Trung Quốc rõ ràng là đã rất ấn tượng, không chỉ với sự nhạy cảm về vănhoá của GM, và còn với đề xuất kinh doanh cuối cùng của tập đoàn. Tuy vậy, thểhiện sự hiểu biết của nó về những truyền thống Trung Hoa cũng không gây tác hạigì. Qua sự suy tính kỹ càng về việc thay đổi dải ruy băng, GM đã thể hiện mìnhnhư là một công ty có bề dày hiểu biết quốc tế đã sẵn sàng làm việc trong khuônkhổ của những điểm nhạy cảm về văn hoá và kinh doanh của nước sở tại. Đó là ...