Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính
Số trang:
Loại file: pdf
Dung lượng: 833.76 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể xác định được mục đích của báo cáo tài chính, nắm vững yêu cầu của chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính, nhận diện các thành phần của hệ thống báo cáo tài chính, hiểu được nguyên tắc lập và phương pháp lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính Chương 2. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể: - Xác định mục đích của báo cáo tài chính - Nắm vững yêu cầu của chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính - Nhận diện các thành phần của hệ thống báo cáo tài chính - Nguyên tắc lập và phương pháp lập báo cáo tài chính 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo tài chính 2.1.1 Mục tiêu của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán tài chính, cung cấp các thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền lưu chuyển sau mỗi kì hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích cho rất nhiều đối tượng, bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, như các nhà quản lí cấp cao trong doanh nghiệp, các cổ đông hiện tại, các nhà đầu tư tiềm năng, các nhà cung cấp tín dụng... Mỗi đối tượng này sử dụng thông tin báo cáo tài chính để đánh giá về quá khứ, dự báo về tương lai của doanh nghiệp, từ đó ra các quyết định kinh doanh liên quan tới lợi ích tài chính của họ. Các cổ đông hiện tại và các nhà đầu tư tiềm năng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính chủ yếu để đánh giá khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ việc phân tích thông tin trên báo cáo tài chính, các cổ đông hiện tại có thể ra các quyết định tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp hay rút vốn đầu tư khỏi doanh nghiệp (giữ hoặc bán cổ phiếu đầu tư). Các nhà đầu tư tiềm năng có thể căn cứ vào thông tin trên báo cáo tài chính để quyết định lựa chọn danh mục đầu tư hợp lí. Các nhà cung cấp tín dụng (ngân hàng, người bán) sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính chủ yếu để đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, các ngân hàng sẽ quyết định cho vay với các điều khoản hợp lí trên hợp đồng tín dụng theo đúng khả năng thanh toán đó. Các nhà cung cấp vật tư, hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ đánh giá khả năng thanh toán thông qua báo cáo tài chính để quyết định các điều khoản trả chậm hợp lí cho doanh nghiệp. Mặc dù thường sử dụng thông tin do hệ thống kế toán quản trị trong nội bộ doanh nghiệp cung cấp để ra các quyết định kinh doanh, thực hiện việc điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính vẫn là nguồn thông tin hữu ích đối với các nhà quản lý. Các nhà quản lí cấp cao trong doanh nghiệp sử dụng thông tin báo cáo tài chính để đánh giá về thực trạng tài chính, phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh và thực thi các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Ngoài các đối tượng cơ bản trên, báo cáo tài chính còn được nhiều các đối tượng khác quan tâm như người lao động, khách hàng, cơ quan thống kê, cơ quan thuế, báo chí,… Mỗi đối tượng này sử dụng báo cáo tài chính dưới một góc độ khác nhau, như cơ quan thuế sử dụng báo cáo tài chính để xem xét việc tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp, khách hàng sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá về triển vọng dài hạn của doanh nghiệp, từ đó đánh giá việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng bán hàng (các nghĩa vụ bảo hành, sửa chữa sản phẩm). 2.1.2 Yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo tài chính Để báo cáo tài chính hữu ích cho các đối tượng sử dụng, chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản (Hình 2-1). PHÙ HỢP TRỌNG TIN CẬY YẾU THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH COI TRỌNG BẢN CHẤT KỊP THỜI HƠN HÌNH THỨC SO SÁNH ĐƯỢC Hình 2-1. Yêu cầu chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính Tin cậy. Thông tin trên báo cáo tài chính cần phải bảo đảm tính tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này, thông tin trên báo cáo tài chính phải là những thông tin khách quan và có thể thẩm định được. Thông tin trên báo cáo tài chính mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bất kì cá nhân nào do nó là kết quả của quá trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ từ các chứng từ kế toán và tuân thủ theo các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Hơn nữa, thông tin trên báo cáo tài chính có thể được thẩm định lại để tìm kiếm các bằng chứng chứng minh cho tính đúng đắn của các số liệu trên báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực, khách quan, tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán sẽ nâng cao độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính. Kịp thời. Báo cáo tài chính cần được cung cấp kịp thời để bảo đảm cho tính hữu ích của thông tin đối với các đối tượng sử dụng để ra quyết định. Nếu thông tin báo cáo tài chính được cung cấp chậm trễ cho các đối tượng sử dụng thì những thông tin đó dù có tính tin cậy rất cao cũng là vô nghĩa do các quyết định kinh doanh thường mang tính thời điểm. Hơn nữa, nếu dựa vào các thông tin lạc hậu về tình hình tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định có thể dẫn đến các quyết định sai lầm. Theo qui định hiện hành, báo cáo tài chính năm cần được công bố cho các đối tượng sử dụng chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài ra, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán cần công bố báo cáo tài chính quí chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc quí. So sánh được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính Chương 2. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể: - Xác định mục đích của báo cáo tài chính - Nắm vững yêu cầu của chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính - Nhận diện các thành phần của hệ thống báo cáo tài chính - Nguyên tắc lập và phương pháp lập báo cáo tài chính 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo tài chính 2.1.1 Mục tiêu của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán tài chính, cung cấp các thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền lưu chuyển sau mỗi kì hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích cho rất nhiều đối tượng, bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, như các nhà quản lí cấp cao trong doanh nghiệp, các cổ đông hiện tại, các nhà đầu tư tiềm năng, các nhà cung cấp tín dụng... Mỗi đối tượng này sử dụng thông tin báo cáo tài chính để đánh giá về quá khứ, dự báo về tương lai của doanh nghiệp, từ đó ra các quyết định kinh doanh liên quan tới lợi ích tài chính của họ. Các cổ đông hiện tại và các nhà đầu tư tiềm năng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính chủ yếu để đánh giá khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ việc phân tích thông tin trên báo cáo tài chính, các cổ đông hiện tại có thể ra các quyết định tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp hay rút vốn đầu tư khỏi doanh nghiệp (giữ hoặc bán cổ phiếu đầu tư). Các nhà đầu tư tiềm năng có thể căn cứ vào thông tin trên báo cáo tài chính để quyết định lựa chọn danh mục đầu tư hợp lí. Các nhà cung cấp tín dụng (ngân hàng, người bán) sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính chủ yếu để đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, các ngân hàng sẽ quyết định cho vay với các điều khoản hợp lí trên hợp đồng tín dụng theo đúng khả năng thanh toán đó. Các nhà cung cấp vật tư, hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ đánh giá khả năng thanh toán thông qua báo cáo tài chính để quyết định các điều khoản trả chậm hợp lí cho doanh nghiệp. Mặc dù thường sử dụng thông tin do hệ thống kế toán quản trị trong nội bộ doanh nghiệp cung cấp để ra các quyết định kinh doanh, thực hiện việc điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính vẫn là nguồn thông tin hữu ích đối với các nhà quản lý. Các nhà quản lí cấp cao trong doanh nghiệp sử dụng thông tin báo cáo tài chính để đánh giá về thực trạng tài chính, phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh và thực thi các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Ngoài các đối tượng cơ bản trên, báo cáo tài chính còn được nhiều các đối tượng khác quan tâm như người lao động, khách hàng, cơ quan thống kê, cơ quan thuế, báo chí,… Mỗi đối tượng này sử dụng báo cáo tài chính dưới một góc độ khác nhau, như cơ quan thuế sử dụng báo cáo tài chính để xem xét việc tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp, khách hàng sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá về triển vọng dài hạn của doanh nghiệp, từ đó đánh giá việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng bán hàng (các nghĩa vụ bảo hành, sửa chữa sản phẩm). 2.1.2 Yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo tài chính Để báo cáo tài chính hữu ích cho các đối tượng sử dụng, chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản (Hình 2-1). PHÙ HỢP TRỌNG TIN CẬY YẾU THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH COI TRỌNG BẢN CHẤT KỊP THỜI HƠN HÌNH THỨC SO SÁNH ĐƯỢC Hình 2-1. Yêu cầu chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính Tin cậy. Thông tin trên báo cáo tài chính cần phải bảo đảm tính tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này, thông tin trên báo cáo tài chính phải là những thông tin khách quan và có thể thẩm định được. Thông tin trên báo cáo tài chính mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bất kì cá nhân nào do nó là kết quả của quá trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ từ các chứng từ kế toán và tuân thủ theo các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Hơn nữa, thông tin trên báo cáo tài chính có thể được thẩm định lại để tìm kiếm các bằng chứng chứng minh cho tính đúng đắn của các số liệu trên báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực, khách quan, tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán sẽ nâng cao độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính. Kịp thời. Báo cáo tài chính cần được cung cấp kịp thời để bảo đảm cho tính hữu ích của thông tin đối với các đối tượng sử dụng để ra quyết định. Nếu thông tin báo cáo tài chính được cung cấp chậm trễ cho các đối tượng sử dụng thì những thông tin đó dù có tính tin cậy rất cao cũng là vô nghĩa do các quyết định kinh doanh thường mang tính thời điểm. Hơn nữa, nếu dựa vào các thông tin lạc hậu về tình hình tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định có thể dẫn đến các quyết định sai lầm. Theo qui định hiện hành, báo cáo tài chính năm cần được công bố cho các đối tượng sử dụng chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài ra, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán cần công bố báo cáo tài chính quí chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc quí. So sánh được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Báo cáo tài chính Tài chính doanh nghiệp Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính Chất lượng thông tin Phương pháp lập báo cáo tài chính Mục tiêu của báo cáo tài chính Hệ thống kế toán tài chínhTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 822 23 0 -
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 526 18 0 -
18 trang 465 0 0
-
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 437 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 405 1 0 -
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 401 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 388 10 0 -
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 333 0 0 -
3 trang 333 0 0
-
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 332 0 0