Thực chất thì APT không hẳn là một mô hình mà là một lý thuyết tổng quát về lợi nhuận
kỳ vọng của tài sản tài chính. Lợi nhuận kỳ vọng E(Ri) của một chứng khoán i được xem
là một hàm số của nhiều yếu tố thể hiện rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu lý thuyết cân bằng giá (APT) trong dự tính chi phí sử dụng vốn
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích Taøi chính Giới thiệu lý thuyết cân bằng giá (APT) trong dự
Nieân khoaù 2004-2005 Baøi ñoïc tính chi phí sử dụng vốn
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Học kỳ Thu 2004
Phân tích tài chính
Bài 7a
Giới thiệu lý thuyết cân bằng giá (APT) trong dự tính chi phí sử dụng vốn
A. Tổng quan về các phương pháp định giá tài sản tài chính
Mục tiêu chủ đạo của các phương pháp đã thảo luận trên lớp là vấn đề định giá tài sản tài
chính. Chúng ta phải quyết định chi bao nhiêu tiền để mua một chứng khoán hay một tập
hợp chứng khoán? Để đi đến quyết định này, có một số cách tiếp cận sau:
1. Căn cứ thị trường: sử dụng các hệ số P/E, P/B, hay một số biến thể khác ví dụ như giá
thị trường trên EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao).
2. Căn cứ vào hiện giá của dòng ngân lưu tương lai (DCF).
3. Căn cứ theo giá trị gia tăng kinh tế (EVA): Có thể coi là một biến thể của DCF trong
đó xuất phát từ giá trị sổ sách của tài sản và cộng thêm hiện giá của giá trị gia tăng mà
dự kiến tài sản đó sẽ tạo ra trong tương lai.
4. Căn cứ theo giá trị sổ sách của tài sản: Đây là một cách tiếp cận không phổ biến, thực
chất là EVA nhưng không xét đến giá trị gia tăng trong tương lai.
Theo cách tiếp cận DCF, một việc rất khó khăn là dự đoán dòng ngân lưu trong tương lai.
Một việc khác còn khó khăn hơn là xác định suất chiết khấu (hay còn gọi là chi phí sử
dụng vốn). Có hai mô hình phổ biến để xác định suất chiết khấu, đó là CAPM và APT.
B. Lý thuyết chênh lệch giá (APT – Arbitrage Pricing Theory)
Thực chất thì APT không hẳn là một mô hình mà là một lý thuyết tổng quát về lợi nhuận
kỳ vọng của tài sản tài chính. Lợi nhuận kỳ vọng E(Ri) của một chứng khoán i được xem
là một hàm số của nhiều yếu tố thể hiện rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
E(Ri) = Rf + β1if1 + β2if2 + β3if3 + … + βkifk
Trong đó:
• Rf là mức lợi nhuận được tạm coi là “phi rủi ro”, thường lấy là lợi nhuận của
trái phiếu chính phủ,
• βki là độ nhạy của chứng khoán i đối với yếu tố k,
• fk là mức đền bù rủi ro cho mỗi đơn vị của yếu tố k,
• Các hệ số beta được xác định qua hồi qui đa biến.
Chúng ta đã nhất trí là các rủi ro phi hệ thống có thể được triệt tiêu gần hết thông qua việc
đa dạng hóa danh mục đầu tư, nên các yếu tố đền bù rủi ro xét ở đây chỉ áp dụng cho các
Bùi Văn 1
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích Taøi chính Giới thiệu lý thuyết cân bằng giá (APT) trong dự
Nieân khoaù 2004-2005 Baøi ñoïc tính chi phí sử dụng vốn
rủi ro hệ thống. Những yếu tố rủi ro hệ thống thường được nhắc đến trong lý thuyết APT
bao gồm:
• Lạm phát,
• Chu kỳ kinh doanh (rủi ro suy thoái),
• Tăng trưởng kinh tế GNP,
• Chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn,
• Chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty,
• Tỉ giá hối đoái,
• V.v…
C. Ưu điểm của APT
• Trong khi mô hình CAPM chỉ đưa xét một biến duy nhất là mức đền bù rủi ro cho
tập hợp chứng khoán thị trường (Rm-Rf), APT cho phép đưa vào nhiều yếu tố kinh
tế vĩ mô khác nhau để tăng cường mức độ thích hợp với những nền kinh tế đặc thù
và vào những giai đoạn cụ thể.
• CAPM đòi hỏi nhiều giả định chặt chẽ và đòi hỏi phải có một tập hợp chứng
khoán thị trường để có Rm tuy trên thực tế không thể quan sát được tập hợp này.
APT không đòi hỏi nhiều giả định và có thể lựa chọn trong số các biến quan sát
được.
• Độ thích hợp thể hiện ở chỉ số R2. Khi được xây dựng với các yếu tố thỏa đáng,
APT luôn luôn có R2 cao hơn CAPM.
• Đối với một cổ phiếu riêng biệt, APT cho thấy các yếu tố rủi ro chỉ giải thích được
khoảng 25% dao động của cổ phiếu. Lý do là có đến 75% dao động được giải
thích bởi các yếu tố rủi ro phi hệ thống.
• Đối với các tập hợp chứng khoán đa dạng hóa, APT có thể cho thấy trên 90% dao
động được giải thích bởi các yếu tố rủi ro. Phần còn lại (dưới 10%) là do tác động
của các rủi ro phi hệ thống và do các yếu tố không được đưa vào mô hình.
D. Nhược điểm của APT
• Một nhược điểm lớn nhất là APT không xác định được đâu là các biến độc lập
“đúng đắn” mà để cho người dùng tùy ý chọn các yếu tố rủi ro.
• Tùy theo khả năng và ...
Giới thiệu lý thuyết cân bằng giá (APT) trong dự tính chi phí sử dụng vốn
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 144.54 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu có liên quan:
-
6 trang 389 0 0
-
15 trang 374 0 0
-
DECREE No. 109-2007-ND-CP FROM GOVERNMENT
30 trang 260 0 0 -
32 trang 172 0 0
-
7 trang 125 0 0
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Chứng Khoán Và Thị Trường Chứng Khoán
32 trang 93 0 0 -
Thông tư Số: 08/2008/TTLT-BTP-BNV
4 trang 80 0 0 -
Tóm tắt các công thức phần Phân tích CK
12 trang 74 0 0 -
3 trang 60 0 0
-
3 trang 57 0 0