Danh mục tài liệu

Giới thiệu về Hội An

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.85 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi bước vào ngưỡng cửa Giáo Lý Phật Giáo, chúng tôi mới suy nghiệm trong đời sống mọi biến cố xảy ra đều do căn cơ trùng trùng duyên khởi. Ở đây chúng tôi kể lại những chuyện dông dài liên hệ đến những tình cảm giữa tình thân của chúng tôi với nhà thơ Luân Hoán cùng một địa danh, có thể nói đã trổ những nhánh thơ : Hội An.Sau khi hoàn tất chương trình trung học trường Thọ Nhơn, tôi bị bạn bè bà con ở Sài Gòn rủ rê vào học cao trung ở trường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu về Hội An Giới thiệu về Hội An Khi bước vào ngưỡng cửa Giáo Lý Phật Giáo, chúng tôi mới suy nghiệm trongđời sống mọi biến cố xảy ra đều do căn cơ trùng trùng duyên khởi. Ở đây chúng tôi kểlại những chuyện dông dài liên hệ đến những tình cảm giữa tình thân của chúng tôivới nhà thơ Luân Hoán cùng một địa danh, có thể nói đã trổ những nhánh thơ : HộiAn. Sau khi hoàn tất chương trình trung học trường Thọ Nhơn, tôi bị bạn bè bà conở Sài Gòn rủ rê vào học cao trung ở trường Khải Trí - Chợ Lớn. Hơn một năm về ÐàNẵng nghỉ hè, không ngờ Ba tôi vì thương tôi quá - con một trong gia đình - nên Batôi nhất định giữ tôi lại và xin cho tôi vào học trường Phan Thanh Giản. Chuyển qua chương trình Việt, tôi học được những áng văn chương tuyệt táccủa bà Ðoàn Thị Ðiểm, Bà Huyện Thanh Quan, những ông Nguyễn Khuyến, NguyễnDu, Chu Mạnh Trinh... và đến những nhà thơ văn của thời cận đại như Nhất Linh,Khái Hưng, Thạch Lam, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Ðinh Hùng, NguyênSa... qua lời giảng của Thầy Nguyễn Văn Xuân cũng là một nhà văn nổi tiếng đươngthời. Ngoài những bài giảng trong giờ Việt Văn trong lớp, tôi bắt đầu tìm đọc nhữngtạp chí văn học ấn hành tại Sài Gòn như tờ Văn, Bách Khoa, Gió Mới, Văn Học... lầnhồi những tên tuổi có đăng thơ trên những tạp chí văn học này như Mai Thảo, NguyênSa, Võ Phiến,Vũ Hoàng Chương, Nhã Ca, Viên Linh, Du Tử Lê... và những TườngLinh, Luân Hoán, Ðynh Hoàng Sa, Hoàng Lộc, Thành Tôn, Thái Tú Hạp... ở miềnTrung đã gợi cho tôi những cảm tình , những yêu thích văn chương. Ở cái tuổi ‘thích ô mai’ và yêu văn nghệ, tâm hồn đầy mộng mơ. Tôi tham giavào ban văn nghệ của trường, cũng tập tành viết lách lăng nhăng và hát hò vào nhữngcuối tuần rảnh rỗi. Có một lần tôi theo bạn bè đến trình diễn văn nghệ giúp vui cho cácAnh Chiến Sĩ ở tiền đồn Hiếu Ðức... Không ngờ mọi chuyện xảy ra như một địnhmệnh an bài. Tôi đã gặp nhà thơ Thái Tú Hạp... Anh cũng từ Ðà Nẵng lên công tác tạiđây...Và thời gian sau đó, qua sự giới thiệu của Thái Tú Hạp, tôi được biết thêm nhàvăn Duy Lam, hậu duệ của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, nhà văn Phan Du nổi tiếng vớitác phẩm ‘Hai Chậu Lan Tố Tâm’... Các nhà thơ Luân Hoán, Thành Tôn, Hoàng Quy,Hoàng Lộc, Ðynh Hoàng Sa, Nguyễn Ðông Giang, Lê Vĩnh Thọ, Hoàng Thị Bích Ni,Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn Nho Nhượn, Tần Hoài Dạ Vũ, Hạ Quốc Huy, HàNguyên Thạch, Vũ Hữu Ðịnh, Vương Thanh,Trần Dzạ Lữ, Phạm Thế Mỹ, NhậtNgân, Vĩnh Ðiện, Cao Bá Minh, Hoàng Trọng Bân, Lâm Quang Phước, Hồ ÐắcNgọc, Hoàng Ðăng Nhuận...Thời gian tạo điều kiện cho chúng tôi càng gắn bó thânthiết với nhau nhiều hơn. Rồi chiến chinh sôi động ở miền Hỏa Tuyến, tất cả bạn bèlần lượt lên đường vào Thủ Ðức. Rồi chiến trường khắp bốn vùng chiến thuật mỗingày mỗi khốc liệt tàn bạo hơn. Rồi được tin Luân Hoán bị thương ở chiến trườngQuảng Ngãi... Sau 30 tháng 4 năm 1975, bao nhiêu tang thương xảy đến trong mỗi giađình chúng ta. Ở tù, vượt biển... đầy máu và nước mắt trên biển đông, để rồi mỗingười tìm cho chính mình một chỗ định cư an phận ở Paris, Sydney, Montreal,London hay Los Angeles... cho đến bây giờ. Trong số bằng hữu nặng nợ với thơ văn,miệt mài bền bỉ nhất phải kể đến Luân Hoán. Luân Hoán được sinh ra trên đất Hội An. Một thành phố cổ kính rêu phong,được hình thành từ thế kỷ thứ 16, nơi chốn đầu tiên đánh dấu sự hội tụ nhiều sắc dânnhư Nhật, Bồ Ðào Nha, Pháp, Hòa Lan, Ấn Ðộ và nhất là người khách trú TrungHoa... Bây giờ Hội An đã trở thành di sản văn hóa của thế giới. Nơi chốn đã lưutruyền bao nhiêu chứng tích lịch sử. Hội An được xem như trái tim của Quảng Ðà,quê hương lẫy lừng trong lịch sử cách mạng, văn học của dân tộc, nơi sản sinh nhữngtài hoa , lỗi lạc trong nhiều bộ môn sinh hoạt văn học nghệ thuật, như Nhất LinhNguyễn Tường Tam, La Hối, Lê Trọng Nguyễn, Dương Minh Ninh, Lan Ðài, DươngMinh Hòa, Nguyễn Văn Xuân, Lưu Nghi , Hoàng Quy, Thành Tôn, Hoàng Lộc, TầnHoài Dạ Vũ, Thái Tú Hạp , La Thoại Tân, Lưu Bạch Ðàn... Riêng Luân Hoán có sáu năm ấu thơ với Hội An, cùng một khoảng thời giandài anh lưu tới giao du cùng các bạn văn, đủ để làm thơ. Trong đề tài viết về quêhương, Luân Hoán thường nhắc đến Hội An và chúng tôi tìm thấy có năm bài anh viếtriêng cho thành phố này. Hai bài ‘Nụ Hoa Cho Người Em Hội An’ , ‘Ðêm Mưa VềHội An’ nằm trong tập Rượu Hồng Ðã Rót. Bài ‘ Bài Gởi Hội An’ trong Ngơ NgácCõi Người. Bài ‘Hội An Hội An Hội An...’ trong Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ....và bàimới đây nhất trên tạp chí Gío Văn , bài ‘ Lượm Thơ Trên Ðất Hội An’ . Chúng ta cógặp được Hội An trong thơ Luân Hoán ? Và cái tình của anh đối với con đất hiền hòanày ra sao ? “...lâu năm trở lại Faifo nghe hồn Phố Hội dạt dào cỏ cây Chiêm, Hà, Bồ, Pháp, Tàu, Tây... còn vương trong hạt bụi bay hững hờ chỉ giùm ta vạt đất nào đã chôn cuống rún trổ thơ thành chùm...” Trên con đất đã chôn cuống rún của mình, Luân Hoán đã thong thả dạo quanhững nơi đã ký thác trong lòng anh nhiều kỷ niệm. Với “Chân hôn lòng phố ngổnngang ổ gà”. Với “Mắt theo lòng tột nóc nhà/ngói âm dương nở cỏ hoa ngóng trời”,Luân Hoán ghé Cẩm Phô, để cảm nhận cảnh cũ vẫn còn nguyên đấy, nhưng với cáinhìn theo tuổi đời đã như khác đi “ ..Cây vông đồng của ngày thơ như là/ Lùn hơn,nhỏ lại, trẻ ra/Cành sưa lá mỏng ba hoa cả ngày/Con chim cà cưỡng vừa bay/Bỏ quêntiếng hát rụng đầy lá sâu” . Rồi từ đó, Luân Hoán ghé Chùa Cầu, Chùa Ông, CẩmNam, Cẩm Kim, Cẩm Sa... và khi đã mỏi, anh ghé lại những tụ điểm của đời thườngtrong thành phố. Một quán bán chè của bà Sõ, một chỗ ngồi lắm rệp trong rạp chiếubóng Phi Anh, một góc trước tấm màn trắng của hiệu chụp ảnh Hồng Hưng..., đếnnhững địa điểm rộng rãi thân quen hơn như Không Miếu, như sân trường Trần QúyCáp...Ở đâu Luân Hoán cũng xác nhận anh đã gặp lại anh. Và trong những hình ảnhLuân Hoán vẽ ra, chúng ta tưởng chừng như có thể vói n ...