Danh mục tài liệu

Góp phần ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên theo tinh thần nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa IX

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.83 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) đã ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng dựng Đảng hiện nay”. Trong đó, Nghị quyết đã nêu bốn nhóm giải pháp để ngăn chặn tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Bài biết này, đề cập thêm một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện qthắng lợi Nghị quyết trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp phần ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên theo tinh thần nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa IX GÓP PHẦN NGĂN CHẶN SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 4 (KHÓA XI) VÕ VĂN THẮNG* Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) đã ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng dựng Đảng hiện nay”. Trong đó, Nghị quyết đã nêu bốn nhóm giải pháp để ngăn chặn tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Bài biết này, đề cập thêm một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết trên.* Có thể nói rằng, hơn 80 năm qua, Đảng ta đã xác lập, củng cố, ngày càng nâng cao vai trò lãnh đạo, sức mạnh và uy tín của mình chính bằng bản lĩnh và nghị lực, trí tuệ và lý luận tiên phong, bằng sự phấn đấu, hy sinh quên mình của đội ngũ cán bộ, đảng viên được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ và bảo vệ. Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản có một vị trí đáng kể trong đời sống quốc tế. Tuy vậy, “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng”1. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư, khóa XI, Đảng ta cho rằng, hiện nay, cái làm cho quần chúng oán thán nhất, gây mất lòng tin nhất, làm xói mòn bản chất Đảng đó chính là sự suy thoái cả về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ nhỏ cán bộ, đảng viên. Điều này thật là nghiêm trọng. * PGS.TS. Trường Đại học An Giang. “Suy thoái tư tưởng chính trị” là thuật ngữ được Đảng ta chính thức sử dụng lần đầu tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII (tháng 2/1999). Từ đó đến nay, Đảng ta thường xuyên nhắc đến khái niệm này. Theo đó, suy thoái tư tưởng chính trị, chính trị ở đây được hiểu là chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự biến đổi về tư tưởng, về phẩm chất chính trị của mỗi con người, mỗi tổ chức theo chiều hướng xấu dần, đi đến sự phai nhạt lý tưởng, sai lệch chuẩn mực, xa rời các nguyên tắc, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, của giai cấp công nhân. Về lâu dài, hiện tượng này có thể dẫn đến sự thay đổi một cách cơ bản bản chất tư tưởng chính trị và gắn liền với nó là suy thoái đạo đức, lối sống của mỗi người. Cũng như suy thoái tư tưởng chính trị, suy thoái đạo đức, lối sống là quá trình biến đổi về phẩm chất đạo đức, thái độ, hành vi, quan hệ đạo đức, cách suy nghĩ, lối ứng xử giữa người với người..., theo hướng xấu dần. Suy thoái đạo đức, lối sống là hiện tượng mà cả xã hội hiện nay quan tâm, bởi lẽ nó có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống tinh thần, vật chất của xã hội và thật khó lường hết hậu quả. Đặc biệt là, khi cán bộ, đảng viên tha hóa về bản chất thì hiện tượng tham ô tài sản, tiền của Nhà nước và nhân dân là không tránh khỏi. Từ đó, nhân dân mất lòng tin đối với Đảng và chế độ. Đây cũng là nguy cơ làm tan rã bộ máy Đảng và Nhà nước, đe dọa đến sự tồn 4 vong của chế độ. Suy thoái tư tưởng chính trị có quan hệ mật thiết với suy thoái đạo đức, lối sống. Khi suy thoái tư tưởng chính trị diễn ra thì sẽ kéo theo suy thoái đạo đức, lối sống. Ngược lại, suy thoái đạo đức, lối sống diễn ra đến lúc nào đó sẽ xuất hiện suy thoái tư tưởng chính trị, biểu hiện là những tư tưởng sai trái, phản động, vô tổ chức, vô kỷ luật, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí phản bội. Đảng ta xem sự suy thoái của hai yếu tố này là ngang nhau. Suy thoái đạo đức, lối sống biểu hiện ra là hiện tượng quan liêu, tham nhũng. Mà quan liêu được coi như là căn bệnh của thể chế chính trị phản dân chủ, kìm hãm sự phát triển xã hội; là sự hiện thực hóa suy thoái về tư tưởng chính trị. Còn tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm vụ lợi. Như vậy, suy thoái tư tưởng chính trị cùng với quan liêu là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng và ngược lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Kinh nghiệm chứng tỏ rằng: ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó chắc có tham ô, lãng phí; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô”. Điều cần lưu ý là, khi một người suy thoái tư tưởng chính trị thì họ sẽ không rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đưc, lối sống; khi lún sâu vào tham nhũng, họ càng xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng, thậm chí dẫn đến phản bội giai cấp, phản bội Đảng. Thông thường, tham nhũng tất yếu dẫn đến suy thoái tư tưởng chính trị, nhưng không phải tất cả những người suy thoái tư tưởng chính trị đều tham nhũng. Như vậy, suy thoái tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân, coi thường kỷ luật, kỷ Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 9/2012 cương, phép nước, dẫn đến tham nhũng. Ở họ, tham nhũng là sự hiện thực hóa mức cao nhất của sự suy thoái về chính trị. Vì vậy, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, tham nhũng là nguy ...

Tài liệu có liên quan: