Danh mục tài liệu

Góp ý quy định về tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra của Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.70 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Góp ý quy định về tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra của Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi)" phân tích quy định của Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) về tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra, đồng thời đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện quy định về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp ý quy định về tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra của Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ GÓP Ý QUY ĐỊNH VỀ TẠM GIỮ TIỀN, ĐỒ VẬT, GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TRÁI PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA DỰ THẢO LUẬT THANH TRA (SỬA ĐỔI) VÕ TẤN ĐÀO HỒ QUANG CHÁNH Ngày nhận bài: 15/06/2022 Ngày phản biện: 22/06/2022 Ngày đăng bài: 30/09/2022 Tóm tắt: Bài viết phân tích quy định Abstracts: The article analyzes the của Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) về provisions of the Draft of Inspection Law tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái (amended) on the illegal seizure of money, pháp luật trong hoạt động thanh tra, đồng objects and licenses in inspection thời đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần activities. The article also gives some hoàn thiện quy định về vấn đề này. recommendation to contribute to the regulations finalization of this issue. Từ khoá: Tạm giữ tiền, đồ vật, giấy Keywords: Temporary seizure of phép, hoạt động thanh tra, Dự thảo luật. money, objects, licenses, Inspection activities, Draft law. 1. Các quy định của Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) về tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra Quy định về tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) (Dự thảo luật) về Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra; điểm d khoản 1 Điều 61 Dự thảo luật về Nhiệm vụ, quyền hạn của Người ra quyết định thanh tra và Điều 83 Dự thảo luật về Tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép. Các điều khoản trên đã xác định rõ những vấn đề liên quan đến việc thực hiện tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra thông qua các nội dung sau: Thứ nhất, về thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra. Dự thảo luật xác định các chủ thể có thẩm quyền liên quan đến việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra của đối tượng thanh tra và các chủ thể có liên quan là Trưởng đoàn thanh tra và Người ra quyết  ThS., Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Email: vtdao@hcmulaw.edu.vn.  ThS., Thanh tra viên Thanh tra Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.  Ghi chú: Tải bài viết toàn văn tại địa chỉ: http://tapchi.hul.edu.vn. 37 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 52/2022 định thanh tra. Như vậy, các chủ thể khác mặc dù tham gia vào hoạt động thanh tra, trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra trên thực tế nhưng không được quyết định về vấn đề này, chẳng hạn như Thanh tra viên, các thành viên khác của Đoàn thanh tra. Không những vậy, Dự thảo luật hiện nay vẫn giữ nguyên tinh thần của Luật Thanh tra năm 2010 về thẩm quyền quyết định việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra theo hướng Trưởng đoàn thanh tra và Người ra quyết định thanh tra (điểm đ khoản 1 Điều 46, điểm d khoản 1 Điều 48, điểm g khoản 1 Điều 53) chỉ có quyền yêu cầu người có thẩm quyền thực hiện chứ bản thân họ không thể tự mình quyết định việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật. Nghĩa là, đây chỉ là thẩm quyền gián tiếp thông qua việc thực hiện quyền yêu cầu chủ thể khác thực hiện việc tạm giữ. Có thể thấy, hành vi sử dụng tiền, đồ vật, giấy phép trái pháp luật là một trong những yếu tố thuộc về mặt khách quan của hành vi vi phạm pháp luật, là cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật hành chính hoặc vi phạm kỷ luật của đối tượng thanh tra1. Vì lẽ đó, trong trường hợp hành vi này đã thỏa mãn các yếu tố khác bên cạnh yếu tố thuộc về mặt khách quan, đủ sức cấu thành hành vi vi phạm pháp luật hành chính, lúc này, việc quyết định tạm giữ hay không tạm giữ đối với tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra lại thuộc về sự chủ động của chủ thể có thẩm quyền được xác lập trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) (Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012) thì có rất nhiều chủ thể theo quy định tại Chương II Phần 2 của Luật này được quyền quyết định việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật như Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Chánh thanh tra bộ, Chánh thanh tra sở… Thứ hai, về căn cứ để Trưởng đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra yêu cầu chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật bao gồm: (i) cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm pháp luật và (ii) để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý. Việc đặt ra căn cứ cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm pháp luật nhằm quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật trong hoạt động thanh tra được xem là phù hợp. Bởi lẽ các khoản tiền, đồ vật cũng như giấy phép sử dụng trái pháp luật chính là tang vật, phương tiện, công cụ vi phạm pháp luật, 1 Dự thảo luật hiện tại vẫn kế thừa tinh thần của pháp luật thanh tra hiện hành theo hướng trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, khi phát hiện hồ sơ, tài liệu về các hành vi có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đo ...