Danh mục tài liệu

Gót sen ba tấc - Hồi thứ mười một

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.52 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trời chưa mở mắt, đất chưa mở mắt, nhưng trong chợ âm phủ ai nấy mở mắt thật to, thật sáng. Từ lò gốm nhà họ Triệu đến ven sông có bức tường, giữa đám lúp xúp lều tranh, tiệm đất, đèn treo bờ rào và trên những con đường ngoằn ngoèo quẹo qua quẹo lại, ngày nào cũng vậy, chợ âm phủ họp trước khi trời sáng. Đầu tiên chỉ gồm những người mua bán đồng nát, mang những đồ dùng thường ngày tạp nham rao mua được như áo cũ, quần rách, bình cổ, chuông xưa, giầy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gót sen ba tấc - Hồi thứ mười một Gót sen ba tấc Hồi thứ mười một Giả đến mức thật, thật hóa ra giả Trời chưa mở mắt, đất chưa mở mắt, nhưng trong chợ âm phủ ai nấymở mắt thật to, thật sáng. Từ lò gốm nhà họ Triệu đến ven sông có bứctường, giữa đám lúp xúp lều tranh, tiệm đất, đèn treo bờ rào và trên nhữngcon đường ngoằn ngoèo quẹo qua quẹo lại, ngày nào cũng vậy, chợ âm phủhọp trước khi trời sáng. Đầu tiên chỉ gồm những người mua bán đồng nát,mang những đồ dùng thường ngày tạp nham rao mua được như áo cũ, quầnrách, bình cổ, chuông xưa, giầy vẹt, mũ bấn, sách nát, tranh mòn, thiếu chỗnày, khuyết chỗ kia, chất từng sọt gánh đến bán. Nhờ lúc trời tối nhậpnhoạng nhìn không rõ, xem xét vội vàng, biến tốt thành xấu, người có tiềnchẳng ai đến mua những đồ cũ nát đó. Nhưng sự việc không thể chỉ có mộtkiểu, lời nói không thể chỉ có một cách, dần dần có người mang đồ tốt, đồthật, đồ mới đến bán, nhưng vẫn là tay này cầm tiền, tay kia giao hàng. Muabán vừa xong quay đầu đi luôn, dù có trở lại tìm cũng không ai nhận là vừamua bán. Người ta gọi thế là làm ăn với đất. Vì sao? Vì người làm ăn vớinghề này phần lớn là đồ trộm cắp, thó được vật gì đem đến đây phi tang. Aito gan mới dám bán, ai lớn mật mới dám mua. Cũng có con cái hư hỏng nhàcó của, không mặt dạn mày dầy lộ mặt ở cửa hiệu cầm đồ, hiệu đổ cổ hoặchiệu đồ tầm tầm được, bèn mang đồ đến đây tìm xó tối đứng đấy đợi ngườimua. Ai có con mắt hiểu biết, chỉ bỏ vài ba đồng là mua được bức hoạ chữ,đồ châu báu, ngọc đá, đồ sứ, đồ đeo tay, đồ bày biện cực tốt hoặc sách quí,thiếp viết chữ còn duy nhất một bản. Cơ hội đó, một nhờ tài nghệ, hai nhờvận may, hai điều ấy chập lại thì phát tài to. Hôm nay, trong đám người chen qua lách lại có một lão già còmnhom, rụt đầu giấu mặt, không xách đèn lồng, hai con mắt láo liên xoi móikhi lách qua đám người. Bỗng như mèo nhìn thấy chuột, lão gạt mấy ngườiđâm đầu chồm tới. Sát tường, bên một cái tủ nát, một người đàn ông gậpchân ngồi xổm, trên đất trước mặt trải một mảnh vải, bầy một cái điếu ốngbằng đồng bạch, một hộp trang điểm sơn khảm vàng, một cuộn giây lưngthêu hoa, ba đôi giầy nhỏ đều bằng vải đỏ vài xanh, ghép hai mặt, cực hẹpcực mỏng, mũi giầy vừa ngắn vừa nhọn như mỏ quạ, ở vệ Thiên Tân khôngthấy kiểu giầy này. Lão già còm vơ ngay lấy, lật đi lật lại xem qua rồi kêulên: - Chà, giầy mỏ quạ, kiểu Tô Bắc khôn hài đây! Người đàn ông bán hàng trán lép mắt lồi, hình thù tựa con cóc. Gãngước mắt ngắm lão già, bảo: - Gặp được người trong nghề, chẳng mấy khi! Cụ muốn mua à? Lão già còm cũng gập đầu gối đánh soạt ngồi xổm xuống, nói khẽ: - Mua tất! ở đây không thể thấy loại giầy này. Lão già còm rất kì quặc. Đi mua đồ ở chợ âm phủ này, dù gặp đượcthứ vừa ý cũng phải giả vờ không hiểu biết, không mặn mà, không vừa ý,đâu có kiểu vừa trông thấy đã vồ vập như gặp của quý? Càng kì quặc hơn làngười đàn ông mặt cóc bán hàng, gã cũng không lên mặt người bán, cũngnhư gặp của quý, cất tiếng hỏi: - Cụ thích những món này lắm nhỉ! - Đúng vậy! Nói cho tôi biết bác kiếm những đôi giầy này ở đâu ra?Bác là người miền Nam? - Cụ không phải hỏi, cứ biết tôi không phải người miền Bắc là đượcrồi. Nói thực với cụ, tôi cũng thích những của này, nhưng bây giờ mấy tỉnh ởGiang Nam đều hè nhau không bó chân nữa. Giầy nhỏ vứt khắp nơi, ở trongmiếu cũng có, lại còn trôi trên sông... - Oan nghiệt! Oan nghiệt! - Lão già còm nói xong, cảm thấy chưa hếtý, nói thêm.- Chi bằng chặt chân đi cho rồi! Lão nín lặng dẹp cơn giận xuống, nói: - Bác nên nhân cơ hội này thu nhặt ngay các kiểu giầy nhỏ đó, maingày không chừng là của quý đấy! - Cụ nói phải, cụ hiểu biết thật! Nghe nói miền Bắc chưa nô nức cởichân bó, phải không ạ? - Có hô hào đấy nhưng không mấy người cởi chân, chỉ kêu gào dữthôi. Theo ý tôi, ngọn gió này dập không nổi, chỉ biết hôm nay, không cóngày mai. - Lão già còm luôn miệng thở dài. - Đúng vậy. Tôi nghe nói nên mới vội vàng làm mấy bao tải giầy nhỏmiền Nam, đi quanh miền Bắc, liệu chừng thế nào cũng gặp những người cótấm lòng như cụ chịu bỏ tiền mua một ít cất đi. Tôi định bán một ít giầymiền Nam, mua ít giầy miền Bắc, không chừng góp đủ loại giầy nhỏ trongthiên hạ cũng nên. - Người đàng ông mặt cóc nói. - Tôi đã cất giữ được đầymột nhà! - Một nhà! - Lão già còm mắt loé sáng.- Hay lắm! Quý lắm! Lần nàybác mang đến những loại nào? Người đàng ông mặt cóc nhếch miệng cười, từ bao tải để sau lưng rútra hai đôi giầy nhỏ lẳng lặng đưa cho lão già còm, như muốn thử kiểm trakiến thức của lão. Lão già đón lấy, thấy là giầy cũ, đế đã đi mòn nhưng kiểucách cực lạ. Má giầy cao, cao như giầy ống, phía trước dựng đứng, toànbằng đoạn bóng màu đen, đường viền sát đế bằng đoạn thêu hoa. Một đôithêu mẫu đơn và quả đào d ...