Danh mục tài liệu

Gót sen ba tấc - Lời giới thiệu

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.26 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau năm 1977, văn học Trung Quốc bước vào một thời kì mới, thời kì nhà văn dám viết sự thật về những mất mát sâu xa do “đại cách mạng văn hóa” và những chính sách quá tả trước đó gây ra. Cả một thế hệ đông đảo các nhà văn trẻ ra đời: thế hệ thứ năm, và lập tức trở nên nổi tiếng. Họ chẳng những là nhân chứng mà còn là nhân vật chính trong tấn bi kịch khủng khiếp rộng lớn khắp Trung Hoa. Cơn lốc Hồng vệ binh đã cuốn họ vào các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gót sen ba tấc - Lời giới thiệu Gót sen ba tấc Lời giới thiệu của người dịch Sau năm 1977, văn học Trung Quốc bước vào một thời kì mới, thời kìnhà văn dám viết sự thật về những mất mát sâu xa do “đại cách mạng vănhóa” và những chính sách quá tả trước đó gây ra. Cả một thế hệ đông đảocác nhà văn trẻ ra đời: thế hệ thứ năm, và lập tức trở nên nổi tiếng. Họ chẳngnhững là nhân chứng mà còn là nhân vật chính trong tấn bi kịch khủng khiếprộng lớn khắp Trung Hoa. Cơn lốc Hồng vệ binh đã cuốn họ vào các cuộckiểm điểm, phê bình, đấu tố, cải tạo tư tưởng bằng học tập “trước tác” hoặcbằng lao động khổ sai. Chính trong thời gian mười năm đó (1966-1976), họđã có dịp hòa nhập vào thực tế, có dịp suy ngẫm lại về cuộc đời và về sốphận con người, đã thai nghén hoặc phác thảo xong những tác phẩm tâmhuyết chỉ chờ dịp công bố cùng bạn đọc. Phùng Ký Tài là một nhà văn ngẫu nhiên và tất nhiên trong cả loạtnhà văn nói trên. Ông sinh năm 1942 ở thành phố Thiên Tân. Năm 1960, saukhi tốt nghiệp phổ thông trung học, ông tham gia đội bóng rồi chuyển sanglàm giáo viên dạy mĩ thuật. Trong thời gian cách mạng văn hóa, những lầnbị đưa ra đấu tố và lao động cực nhọc ở nông thôn đã làm giàu cuộc đời sángtác của ông. Năm 1978 ông bắt đầu sáng tác và liên tiếp có truyện in từ bấyđến nay. Về truyện dài có Nghĩa hòa quyền (viết chung với Lý Định Hưng),Đèn thần; về truyện vừa có Ngả đường nở đầy hoa, A! (giải truyện vừa ưu tútoàn quốc năm 1977-1980), Trên cả tình yêu, Dấn mình trong mưa gió, Roithần (giải truyện vừa ưu tú toàn quốc 1983-1984), Cảm tạ cuộc đời (giải ưutú của tạp chí Tuyển chọn truyện vừa), Gót sen ba tấc v.v..; về truyện ngắncó Chiếc tẩu thuốc khắc họa (giải Truyện ngắn ưu tú toàn quốc 1978-1984),Người đàn bà cao lớn và anh chồng lùn, v.v... Một loạt tác phẩm trên đây cho thấy Phùng Ký Tài không chỉ sởtrường về đề tài hiện thực đương đại mà cả về đề tài phong tục, lịch sử. Ở đềtài thứ hai, văn phong của ông thiên về dí dỏm, hài hước, tươi vui; còn ở đềtài thứ nhất, ông viết nghiêm túc, sâu sắc, chân thực, cảm động, để lại ấntượng mạnh mẽ trong người đọc. Bới vậy một số truyện tuy không được giảithưởng song vẫn được giới lí luận chú ý nghiên cứu về nghệ thuật dẫn truyệnvà hình tượng nhân vật của ông. Năm 1987, Trung tâm truyện ký Mĩ tặngông huy chương danh dự Danh nhân thế giới trong năm. Ông còn có têntrong cuốn Người trí thức nổi tiếng thế giới của Anh và Nhân vật kiệt xuấtthế giới của Mĩ. Gót sen ba tấc là chuyện chương hồi hiện đại viết về số phận QuaHương Liên, một cô gái con nhà nghèo có đôi bàn chân bó xinh đẹp, qua đócho thấy một tập tục kì cục, tàn nhẫn, dã man. Tập tục này không bắt nguồntừ tôn giáo như nhiều tập tục kì lạ của nhiều dân tộc trên thế giới, mà bắtnguồn từ một quan điểm thẩm mĩ quái gở của người khác giới với chị em,những người đàn ông có quyền thế ngang trời là vua chúa Trung Quốc, saukhi đã chơi chán các kiểu búp bê - như sau này nhà văn lớn Na Uy HenrikIbsen đã gọi đúng tên những người phụ nữ bị coi là đồ chơi cho đàn ông - códung nhan chim sa cá lặn, liền chuyển ánh mắt thích thú sang hình thể củahọ, hết kiểu búp bê thắt đáy lưng ong, thon thả, nhẹ nhàng để có thể đứngtrên tay, trên mâm mà múa như Triệu Phi Yến, sủng phi của Hán Thành Đế,lại đến kiểu búp bê bụ bẫm, mũm mĩm đến mức thị tì nâng dậy mà cứmềm oặt, không đứng lên được như Dương Quý Phi của Đường MạnhHoàng. Rồi không biết tự lúc nào, cái thú chơi bệnh hoạn của họ lại chuyểnxuống đôi chân của chị em, muốn bàn chân trời sinh của các nàng cung phicũng phải biến thành những mầm măng, ý hẳn để cho xứng với búp măng lànhững ngón tay thon thon trắng xinh của họ chăng? Hay là để cho chị em, dùđã có người xốc nách, mỗi khi bước đi, vẫn còn chập chững, chệnh choạngnhư say, thảng thốt, kinh hoàng như chim hồng mất vía - như dáng đi đứngcủa người đẹp từ lâu được ca ngợi trong thơ? Có lẽ cả hai và chắc là còn nhiều thú vị khác nữa, mà những ngườiđàn ông quyền thế tìm thấy ở những đôi gót sen nọ. Chỉ có một điều lànhững người đàn ông đó không một ai nghĩ đến nỗi khổ của chị em khi bị bóchân nhỏ lại chỉ còn ba tấc ta, nỗi đớn đau khôn tả cả về tinh thần và thể xácbuộc phải làm cho đôi chân mình biến dạng. chẳng khác nào nỗi đau đớn khimuốn biến cái đuôi mình thành đôi chân để được yêu như nàng tiên cá trongtruyện Andersen. Gót sen ba tấc chẳng những chỉ viết về những điều kể trên mà còn chothấy bi kịch của con người khi không làm chủ được mình, để cho hoàn cảnhxô đẩy trở nên tha hóa, dẫn tới một cái ta khác hẳn với cái tôi ban đầu. QuaHương Liên ngây thơ, hiền lành từ nạn nhân đáng thương của tục bó chân,của thú chơi đồ cổ, dần dần cũng bị chôn vào các cuộc xâu xé, tranh giànhquyền lực để rồi trở thành tội nhân đáng tàn nhẫn, ngoan cố, song cũng đầymâu thuẫn. Phần chìm này trong Gót sen ba tấc cũng giống như ...