
Hạ lãi suất vẫn chờ tín hiệu từ thị trường
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hạ lãi suất vẫn chờ tín hiệu từ thị trường Hạ lãi suất vẫn chờ tín hiệu từ thị trường Ngày 10-4-2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 693/QĐ- NHNN, kể từ ngày 11-4 trần lãi suất huy động VND sẽ được điều chỉnh giảm từ 13%/ năm xuống còn 12%/năm. Các mức lãi suất điều hành cũng giảm tương ứng xuống 1% so với trước đó: Lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm xuống 13%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 12%/năm xuống 11%/năm. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 5%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 13,5%/năm xuống 12,5%/năm. Tuy nhiên, động thái giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay lần này vẫn chưa nhận được phản ứng tích cực của các doanh nghiệp. Chờ tín hiệu từ thị trường Đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ lãi suất huy động 1% (14% xuống còn 13%/năm). Tiếp đó, hạ từ 13% xuống 12%/năm. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng: Đối với kênh huy động thì đã quá rõ ràng, lãi suất tiền gửi đang được điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn ở kênh cho vay hiện đang quá cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi đã giảm nhưng tín hiệu vui kênh cho vay thì vẫn chưa thấy. Thực tế là doanh nghiệp cũng có nhiều loại hình khác nhau với tình hình tài chính cũng không giống nhau. Những doanh nghiệp tốt, đ ủ điều kiện vay vốn đối với lĩnh vực khuyến khích theo quy định thì hoàn toàn có thể vay với mức lãi suất 14%-16%. Nhưng những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu thì không thể vay được vốn từ ngân hàng, cho dù có doanh nghiệp còn mặc cả mức lãi suất 16%, 18%, thậm chí là 25%. Vấn đề quan trọng hiện nay là hạ lãi suất như thế nào để doanh nghiệp có thể hấp thụ được vốn của ngân hàng và ngân hàng phải giúp tháo gỡ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Không chỉ thông cảm mà còn phải xem vì sao doanh nghiệp không vay được và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Đành rằng, từ quyết định đến thực thi quyết định bao giờ cũng có độ trễ, điều đó là tất yếu, nhưng độ trễ quá dài đồng nghĩa với quyết định kém hiệu quả. Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), có tới trên 92% trong số những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản được khảo sát đang cần được vay vốn khẩn cấp ,trong đó mức thấp nhất là 10 tỉ đồng và cao nhất là 500 tỉ đồng cho các hoạt động đầu tư vào vùng nguyên liệu, giống, thức ăn, bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay với lãi suất ưu đãi rất hạn chế, cho dù lãi suất cho vay đã giảm còn 14,5%/năm từ hồi đầu năm 2012. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải vay với mức lãi suất 15-19%/năm. Về tình trạng doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, có thể lý giải rằng: Việc ngân hàng cho vay với lãi suất 16%/năm, thậm chí còn thấp hơn đối với các doanh nghiệp là có nhưng sẽ không nhiều, vì để được hưởng lãi suất này doanh nghiệp phải thỏa mãn những điều kiện vay vốn rất chặt chẽ: Không có nợ xấu, tình hình tài chính tốt, tỷ lệ cán cân nợ , dòng tiền lưu chuyển tốt. Hay đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ổn định, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ là những đối tượng ưu tiên… Mặt khác, cũng phải nhìn nhận đến bối cảnh chung do kinh doanh chậm, phải cắt giảm sản xuất, giá cả leo thang, hàng hóa tồn đọng, thị trường tiêu thụ khó khăn… khiến một số doanh nghiệp không muốn vay vốn cho dù lãi suất đã giảm. Đây cũng là điều mà các cơ quan quản lý nhà nước và ngân hàng không thể không quan tâm. Có lẽ cũng vì những lý do này mà tính thuyết phục của việc giảm lãi suất ngân hàng vẫn còn phải đợi từ tín hiệu thị trường. Theo các nhà phân tích phản ứng thị trường về việc giảm lãi suất là: thời gian đầu có thể giảm, nhưng sau đó sẽ tăng hoặc không giảm vì: kênh đầu tư vàng và ngoại tệ năm nay ít có biến động; vàng không còn hấp dẫn nữa; chứng khoán đang tăng, có thể hấp thụ dòng tiền vào các công ty chứng khoán trong khi công ty chứng khoán và nhà đầu tư đều mở tài khoản tại các ngân hàng, nên nguồn tiền ngân hàng tăng. Chênh lệ ch lãi suất VND và USD vẫn còn cao 10% và tỷ giá tăng tối đa 3% nên giữ tiền VND vẫn có lời hơn; chính sách tín dụng mở rộng đối tượng vay bất động sản, tiêu dùng và các phân khúc thị trường bất động sản. Cho nên, hệ số tạo tiền sẽ tăng. Một số kiến nghị Để các giải pháp điều hành vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sớm có hiệu quả thiết thực, theo các chuyên gia kinh tế chúng ta cần quan tâm đến các giải pháp sau: Một là, điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nên theo hướng “áp trần đầu ra” sẽ có lợi hơn. Vì đầu ra mới phản ánh đúng “cầu” thực của thị trường (bao gồm cả sản xuất và tiêu dùng theo nghĩa rộng). Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng: “Áp trần đầu vào thì chỉ có lợi cho ngân hàng, nếu áp trần đầu ra sẽ l ợi cho dân gửi tiền và cả doanh nghiệp”. Hai là, các ngân hàng thể hiện trách nhiệm với nền kinh tế chính là ở việc tạo thuận lợi cho sản xuất phát triển. Chính sách lãi suất hiện nay vẫn còn chưa minh bạch, chưa rõ ràng, công khai. “Để cứu doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng thiết yếu, ngân hàng cần có chính sách lãi suất đặc biệt ưu tiên. Chẳng hạn, với những ngành như: nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu, giao thông vận tải... lãi suất đặc biệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lãi suất ngân hàng thị trường chứng khoán tài chính tín dụng quỹ tín dụng vốn điều lệ vốn đâu tư kinh tế vi mô kinh tế vĩ môTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 1022 34 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 775 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 624 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 586 12 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 577 0 0 -
2 trang 527 13 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 347 0 0 -
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 338 0 0 -
293 trang 335 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 323 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 321 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 307 2 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 287 0 0 -
38 trang 285 0 0
-
Luật chứng khoán Nghị định số 114/2008/NĐ - CP
10 trang 267 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 266 0 0 -
9 trang 256 0 0
-
11 trang 236 0 0
-
13 trang 230 0 0
-
Thông tư số 87/2013/TT-BTC 2013
19 trang 229 0 0