Danh mục tài liệu

Hà Nội – Huế – Sài Gòn trong công cuộc mở cõi phương nam, hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam (1069–1802)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 682.25 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, quy tụ và cố kết lại thành một khối thống nhất càng ngày càng trở thành khuynh hướng chủ đạo, thành nguyên tắc bảo đảm sự sinh tồn và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. Bài viết tiến hành phân tích về mối Hà Nội – Huế – Sài Gòn trong công cuộc mở cõi phương nam, hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hà Nội – Huế – Sài Gòn trong công cuộc mở cõi phương nam, hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam (1069–1802) Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129, Số 6E, 2020, Tr. 33–43; DOI: https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6E.6058 HÀ NỘI – HUẾ – SÀI GÒN TRONG CÔNG CUỘC MỞ CÕI PHƯƠNG NAM, HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (1069–1802) Nguyễn Quang Ngọc* Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 216 Trần Quang Khải, Hà Nội, Việt NamTóm tắt. Việt Nam là quốc gia có lịch sử dựng nước sớm với ba trung tâm Đông Sơn ở miền Bắc, SaHuỳnh ở miền Trung và Óc Eo ở miền Nam. Trong quá trình lịch sử lâu dài, ba trung tâm này cố kết, quytụ thành một khối thống nhất từng bước trở thành khuynh hướng phát triển chủ đạo. Đến thế kỷ XI, kinhđô Thăng Long (Hà Nội) là đại diện tiêu biểu, điểm khởi phát công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam.Tiếp nối Phú Xuân (Huế) từ thế kỷ XIV và Gia Định (Sài Gòn) từ thế kỷ XVII đã trực tiếp nhân lên cácnguồn lực, quyết định thành công của công cuộc mở cõi và định cõi phương Nam của quốc gia Đại Việt –Việt Nam vào giữa thế kỷ XVIII. Phong trào Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII đã bước đầu vươn lên làm nhiệmvụ thống nhất đất nước, nhưng chưa thật đầy đủ và còn nhiều hạn chế. Sứ mệnh thống nhất toàn bộ nonsông đất nước đã được giao ngược trở lại cho Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh đã dầy công xây dựng Gia Địnhthành đất căn bản, hậu phương vững chắc, tiến ra thu phục kinh đô Huế và kinh thành Thăng Long, hoànthành trọn vẹn chặng đường 733 năm mở cõi phương Nam (1069–1802), thống nhất toàn bộ non sông đấtnước về một mối. Hà Nội – Huế – Sài Gòn trong mối tương quan và hỗ trợ lẫn nhau đã trở thành ba trụ cột quyếtđịnh mọi thành công trong suốt trường kỳ lịch sử và trong mỗi chặng đường mở cõi, định cõi, thống nhấtđất nước, thống nhất quốc gia dân tộc Việt Nam.Từ khóa: Hà Nội, Huế, mở cõi, Phú Xuân, Sài Gòn, thống nhất đất nước1. Đặt vấn đề Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á và được coi là một trong những trung tâmphát sinh và phát triển của loài người. Bên cạnh các dấu tích người vượn ở Thẩm Khuyên,Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên, Núi Nuông (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), LộcNinh (Bình Phước), gần đây, Khảo cổ học đã phát hiện và khai quật di tích Đá cũ An Khê cóniên đại khoảng trên dưới 80 vạn năm. Các chuyên gia trong nước và quốc tế về cơ bản đãthống nhất cho rằng khung niên đại này “là có thể chấp nhận được trong bối cảnh Đá cũ Đông*Liên hệ: quangngocn@gmail.comNhận bài:18-5-2020; Hoàn thành phản biện: 03-08-2020; Ngày nhận đăng: 30-09-2020Nguyễn Quang Ngọc Tập 129, Số 6E, 2020Nam Á, đặc biệt ở Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc) – nơi đã phát hiện được kỹ nghệ Đá cũgần tương tự kỹ nghệ An Khê”1. Trải qua quá trình phát triển lâu dài và tuần tự qua các thời đại Đá mới và thời đại đồĐồng, đến Sơ kỳ thời đại đồ Sắt, trên đất Việt Nam dần dần hình thành ba trung tâm văn hóalớn là văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và văn hóa Óc Eo ở miềnNam. Mỗi trung tâm văn hóa tiêu biểu này lại làm cơ sở cho sự ra đời của một loại hình nhànước sơ khai đặc trưng là các nhà nước Văn Lang – Âu Lạc; nhà nước Sa Huỳnh cổ – Lâm Ấp –Hoàn Vương – Champa và nhà nước Phù Nam. Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, quy tụ và cố kết lại thành một khốithống nhất càng ngày càng trở thành khuynh hướng chủ đạo, thành nguyên tắc bảo đảm sựsinh tồn và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam.2. Nội dung2.1. Thăng Long – Điểm khởi phát, trung tâm quy tụ các nguồn sức mạnh dân tộc Bắt đầu từ các nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và chốngBắc thuộc, đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938, với sự thành lập Vương triều Ngô, nền quốcthống chính thức được phục hồi 2. Các vương triều Đinh, Tiền Lê nối tiếp nhau đã góp phầncủng cố vững chắc nền quân chủ tập quyền Đại Cồ Việt. Vương triều Lý thành lập (1009) và vớiquyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010), đã thực sự mở ra thời đại văn hóa ThăngLong, văn minh Đại Việt, đại diện chung cho toàn bộ xu thế tiến bộ và phát triển của quốc giadân tộc Việt Nam. Lý Thánh Tông, vị vua thứ ba của Vương triều Lý, người chính thức đặt quốc hiệu ĐạiViệt (1054), khẳng định giai đoạn thái bình, thịnh trị và tầm cao phát triển của đất nước. Năm1069, sau 15 năm trị vì, Lý Thánh Tông trực tiếp cầm quân đi đánh Champa giành thắng lợi, bắtđược vua Champa là Chế Củ. Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính và được LýThánh Tông chấp thuận cho tích hợp vào lãnh thổ Đại Việt, mở đầu công cuộc mở cõi vềphương Nam của dân tộc Việt Nam ...

Tài liệu có liên quan: