Đó là tên gọi cuộc triển lãm mỹ thuật của Câu lạc bộ nữ họa sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Hà Nội được khai mạc ngày 8-3 tại Ngôi nhà nghệ thuật (Maison des arts), 31A Văn Miếu. Triển lãm quy tụ gần 60 tác phẩm sơn dầu, sơn mài, lụa, đồ họa, tranh dán vải của 19 nữ họa sĩ Hà Nội và một họa sĩ Nhật Bản Saeko Ando.
Họ suy nghĩ trăn trở điều gì khi cầm cọ vẽ, nguồn cảm hứng và cảm quan nghệ thuật của họ được bộc lộ trên tác phẩm như thế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HÀ NỘI, ĐÀN BÀ, NGHỆ THUẬT
HÀ NỘI, ĐÀN BÀ, NGHỆ
THUẬT
Trích đoạn tác phẩm của các họa sĩ
tham gia triển lãm
Đó là tên gọi cuộc triển lãm mỹ thuật của Câu lạc bộ nữ họa sĩ thuộc
Hội Mỹ thuật Hà Nội được khai mạc ngày 8-3 tại Ngôi nhà nghệ thuật
(Maison des arts), 31A Văn Miếu. Triển lãm quy tụ gần 60 tác phẩm
sơn dầu, sơn mài, lụa, đồ họa, tranh dán vải của 19 nữ họa sĩ Hà Nội và
một họa sĩ Nhật Bản Saeko Ando.
Họ suy nghĩ trăn trở điều gì khi cầm cọ vẽ, nguồn cảm hứng và cảm
quan nghệ thuật của họ được bộc lộ trên tác phẩm như thế nào ? Dù
theo đuổi những đề tài khác nhau, những phong cách biểu đạt và chất
liệu thể hiện khác nhau, các tác phẩm của các nữ họa sĩ Hà Nội đều bộc
lộ một tinh thần chung đậm chất Hà thành. Đó là tính sáng tạo được
chắt lọc qua tư duy của những con người đã gắn bó lâu năm với mảnh
đất Hà Nội, khi những phong tục tập quán và sinh hoạt văn hóa đã
ngấm sâu vào người họ. Hoa trái bốn mùa, phong cảnh và con người,
những điệu múa, lễ hội và nét đẹp văn hóa của Hà Nội trở thành nguồn
cảm hứng vô tận cho nhiều thế hệ nữ họa sĩ.
Ta bắt gặp vẻ đẹp của các chị, các mẹ được diễn tả theo bút phát hiện
thực cổ điển trong các bức vẽ chân dung của nữ họa sĩ Vũ Giáng
Hương. Họa sĩ Đỗ Kim Đoan chắt lọc và cách điệu những nét đẹp trên
gương mặt, đồ trang sức và trang phục vốn gắn bó với nữ giới.
Tháp rùa soi bóng hồ Gươm được diễn tả đầy biểu cảm trong tranh Đỗ
Thị Ninh. Đối lập với cá tính mạnh ở cách thể hiện những mảng khối
tĩnh và chắc khỏe của Đỗ Thị Ninh, họa sĩ Phạm Kim Bình diễn tả sự
nhẹ nhàng êm dịu trong những chuyển động uyển chuyển của sắc độ
cây cối, mây trời và mặt nước cùng với dáng cong cầu Thê húc và đền
Ngọc Sơn thân thuộc. Sở trường với lối vẽ trực họa, họa sĩ Kim Bình
bộc lộ tình cảm nhiều hơn là sao chép phong cảnh.
Bút pháp hiện đại, khỏe khoắn được nữ họa sĩ Công Kim Hoa đẩy đến
chiều sâu trong sự tương phản tinh tế của then đen với vàng bạc lộng
lẫy hay vô số sắc độ của lục, lam, tím hay trắng vỏ trứng phủ cánh dán.
Tác phẩm Ngày và Đêm, Dòng chảy là những sáng tác mới của chị.
Tác phẩm sơn mài Thiếu nữ với hoa sen của Mai San là một tác phẩm
đẹp tiếp nối mạch sáng tác theo phong cách biểu hiện của chị, nhấn
mạnh vào cảm xúc hơn là diễn tả hiện thực. Khác với Mai San, nữ họa
sĩ Đặng Thị Bích Ngân dùng bút pháp tả thực để diễn tả vẻ đẹp của phụ
nữ trong mối giao hòa với thiên nhiên và các phong tục tập quán,
những lễ hội dân gian. Đồ họa là thế mạnh của chị. Cùng khơi nguồn
cảm hứng từ vẻ đẹp dân gian, họa sĩ Lê Kim Mỹ diễn tả những bình
gốm cổ trong hành trình đi tìm chiều sâu của nhiều lớp sơn mài ẩn hiện
dưới cánh dán.
Hiện thực cuộc sống sôi động với nhiều biến chuyển trên các lĩnh vực
là nguồn cảm hứng sáng tạo trên những bức tranh sơn dầu khổ lớn của
Hà Khanh, bộc lộ những cảm xúc lạc quan yêu đời của nữ họa sĩ. Hà
Nội bốn mùa đi vào tranh Bùi Lan Phương bằng những nhát cọ mạnh
mẽ, mang tính biểu cảm, tạo nên nhịp điệu chuyển động mạnh của
những mảng màu tương phản. Nữ họa sĩ Nguyễn Phương Lan bộc lộ sự
sáng tạo độc đáo trên chất liệu tranh dán vải. Những họa tiết ngẫu hứng
trên hàng nghìn miếng vải được Phương Lan lựa chọn, cắt dán và sắp
đặt khéo léo theo chủ đích mắt nhìn của chị để tạo nên những phố cổ
Hà Nội, tĩnh vật hoa, chân dung và những vũ điệu bay bổng. Yêu mến
thiên nhiên đất nước, Đặng Hồng Hải miệt mài với những chuyến đi vẽ
phong cảnh. Tranh của chị có những bố cục và hòa sắc đẹp.
ảnh hưởng nhiều từ trường phái siêu thực, nữ họa sĩ Phạm Thị Nghĩa
diễn giải những hình tượng lạ từ trong trí tưởng tượng của chị, giãi bày
những tâm sự sâu kín về thân phận người phụ nữ. Tìm tòi những đường
nét trang trí cách điệu, nữ điêu khắc gia Đỗ Hồng Hạnh ngày càng đằm
thắm và duyên hơn với chất liệu gò đồng. Họa sĩ Thanh Tâm mãi giữ
vẻ hồn nhiên của những mục đồng và thôn nữ trong những điệu nhạc
đồng quê qua những đường nét tối giản và mảng màu phẳng gần với lối
vẽ tranh dân gian,
Tung tảy những tìm tòi trong kỹ thuật in đồ họa, các nữ họa sĩ Vũ Thu
Hiền, Nguyễn Vũ Quyên, Nguyễn Thu Thủy có những lối đi riêng khi
thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Người xem cảm nhận được một
trường phái Hà Nội qua phòng tranh của Câu lạc bộ nữ họa sĩ thuộc
Hội Mỹ thuật Hà Nội trong mùa xuân đầy cảm hứng sáng tạo này. Bên
cạnh bộn bề công việc và nhịp sống hối hả, vừa đảm nhiệm thiên chức
của người mẹ, người vợ, các nữ họa sĩ vẫn luôn giữ được ngọn lửa đam
mê sáng tạo với thiên chức của những người làm nghệ thuật.
NGUYỄN BÍCH THỦY
...
HÀ NỘI, ĐÀN BÀ, NGHỆ THUẬT
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 124.35 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức mỹ thuật mỹ thuật việt nam tác phẩm nghệ thuật danh họa họa sĩ nổi tiếng tác phẩm nghệ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 351 0 0 -
6 trang 268 0 0
-
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 173 4 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 62 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 51 0 0