Danh mục tài liệu

Hà Nội Lúc Không Giờ

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.24 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm rồi trong cơ quan nhiều người xây nhà riêng và đều dốc lực hoàn thành để kịp nhập trạch trước Tết Nguyên đán. Chuyển vào nhà mới tầng cao phòng rộng lại có tường bao cách biệt với đời y như thể chuyển sang một thời đại khác. Thế nhưng, như tôi, tuổi đã chừng này còn thời nào nữa ngoài thời đã qua. Mà run rủi làm sao nhà mới lại về cùng phố với ngôi nhà thơ ấu. Xưa nhà số bốn, giờ trăm lẻ hai, hai đầu phố. Tết đầu tiên nhà mới thời tiết lại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hà Nội Lúc Không Giờvietmessenger.com Bảo Ninh Hà Nội Lúc Không GiờNăm rồi trong cơ quan nhiều người xây nhà riêng và đều dốc lực hoàn thành để kịp nhậptrạch trước Tết Nguyên đán. Chuyển vào nhà mới tầng cao phòng rộng lại có tường baocách biệt với đời y như thể chuyển sang một thời đại khác. Thế nhưng, như tôi, tuổi đãchừng này còn thời nào nữa ngoài thời đã qua.Mà run rủi làm sao nhà mới lại về cùng phố với ngôi nhà thơ ấu. Xưa nhà số bốn, giờ trămlẻ hai, hai đầu phố. Tết đầu tiên nhà mới thời tiết lại cũng hệt tiết trời cái Tết cuối cùng ngôinhà xưa. Cũng là một tháng chạp chỉ hăm chín ngày, và cũng gần suốt cả tháng nắng nôitựa như mùa hạ, đào Nhật Tân nở tung hết cả, rồi cũng gió bấc lùa về đến trước ngày cúngông Táo. Trời rét đậm, một đợt giá rét dài đến thấu Rằm. Theo trí nhớ nhiều người thì hìnhnhư trong vài chục năm qua chẳng có một đầu xuân năm mới nào rét ngang Giáp Thìn Tếtấy, cho tới Mậu Dần này. Có lẽ vì xích gần quá khứ nên nhà thì mới mà người như cũ hẳn.Mất ngủ, uống nhiều. Giờ giấc rời rạc. Tâm trí thường lảng đi những đâu đâu. Ban ngày đãít có mặt ở nhà, canh khuya còn đẩy cửa ra phố.Phố dài, nhiều cây, nhưng ngày trước từ cuối phố vẫn có thể nghe thấy tiếng leng keng vàthấy được thoáng bóng tầu điện chạy ngang qua ngã tư đầu phố. Bây giờ, đứng trên tumnhà ba tầng mà chịu không thể nhìn với qua được tường nhà bên cạnh. Ngày trước, đoạncuối phố này chẳng nhà cửa gì, đất rộng phó mặc cho cỏ dại và ma trơi. Nay đất chẳng còn,chỉ những nhà lầu là nhà lầu, bề bề bê-tông, tôn, thép, nhôm, kính. Cũng là tất nhiên thôi, đãba mươi tư năm rồi còn gì, ngày ấy với bây giờ. Mà nói gì tới chừng bấy thời gian. Mới đây,để dựng một phim nhiều tập về Hà Nội buổi đầu Đổi Mới, nhà đạo diễn, một nghệ sĩ ưu tú,đã phải kéo bầu đoàn sang thị xã Bắc Ninh mượn cảnh, nhưng mà rồi Hà Nội trong phim tuyđã được hóa trang khéo vẫn chẳng na ná nổi Hà Nội, dù là Hà Nội của những năm chỉ vừamới đó. Huống hồ Hà Nội Tết Giáp Thìn. Cái mùa xuân năm nao xa lắc xa lơ thời trướcchiến tranh ấy đã ra ngoài mọi trí nhớ, và không một giấc chiêm bao nào còn có thể với tayvề.Nhưng mà dù vậy, Hà Nội mùa xuân đó vẫn đâu đây trong trời đất và vẫn thường nhập hồnvề với mùa xuân của thành phố hôm nay vào đúng những nửa đêm, lúc không ngờ. Ngườibộ hành đang dạo bước dọc canh khuya, lẳng lặng rẽ khỏi đời thực, âm thầm đi lẫn vào sựvật của những ngày xưa kia. Chỉ là từ bên này đường sang bên kia đường thôi mà đã đi lùivề tận những năm nảo năm nào. °°°Năm ấy, bao nhiêu sương giá và rét mướt mùa đông như thu cả vào hạ tuần tháng chạp ta.Năm cùng tháng tận trời rét căm căm. ở các phố xa trung tâm mới chừng sau tám giờ tối đãchẳng còn mấy ai ra khỏi nhà. Dưới ánh đèn đường chỉ những gió lùa và lá rụng. Loángthoáng những chiếc xe đạp ruổi thật mau. Lác đác những người đi bộ đang rảo bước. Xeđiện các chuyến khuya hầu như chạy suông, toa trên toa dưới hành khách chẳng tày mộtnhúm.Nhưng giữa lạnh lẽo của đêm đông vắng lặng đã lặng nghe xôn xao mùa xuân đang vềtrong thành phố. Cành đào trên tay một người qua đường. Chậu quất chở sau một chiếc xeđạp. Lộc nõn nhú trên tán bàng trụi lá. ở ngoài đêm, phố xá thưa thớt bóng người mà bêntrong những ngôi nhà dọc phố suốt đêm rậm rịch tiếng chân bước, tiếng người nói, trên gácdưới tầng gia đình nào cũng đang rộn rịp bếp núc và chộn rộn kê dọn lại phòng, soạn sửacâu đối, lọ hoa, chăm chút bàn thờ. Tháng chạp thiếu đi một ngày, Tết đến kíp hơn, rộn ràng,và cập rập. Mới khuya ngày 28 thôi mà đêm mai đã giao thừa rồi.Họa sĩ Năm Tín, người Cà Mau, từ cuộc họp đồng hương ở câu lạc bộ Thống Nhất đápchuyến xe điện cuối cùng trở về nhà. Ông xuống ở ngã tư đầu phố. Đèn đường vẫn nhữngngọn vàng ung và mờ lụi như mọi đêm, nhưng đêm nay nhà nhà không ngủ, ánh sáng các ôcửa sổ soi rộng xuống vỉa hè và chiếu tỏa ra lòng đường. Tại chỗ máy nước công cộngtrước cổng nhà số ba vẫn còn một nhóm các bà các cô tất bật vo gạo, rửa lá. Vòi nước xốixả, xô chậu xủng xoảng.ở vỉa hè bên kia, giữa khoảng sân đất rộng trước mặt tiền hai tầng nhà số bốn, nồi bánhchưng, nguyên cả một cái thùng phuy, đang sôi sình sịch, ngun ngút bốc hơi trên bếp lửachụm bằng những cây củi to gộc. Lửa không cao ngọn nhưng than trong bếp đỏ rừng rực,trải một vòng sáng rộng dập dờn mầu hồng thẫm lên mặt sân. Hơi nóng và khói khiến lũ trẻthức canh nồi bánh phải dịch manh chiếu ra bên rìa quầng sáng, chụm đầu lại đánh tú lơkhơ. Chỉ vài đứa vẫn ngồi cạnh bếp lửa. Chúng vẽ thành những bóng đen chập chờn trêntường nhà. Một cây củi được đun sâu vào thêm, lửa trong bếp phừng phừng bốc cao,gương mặt của những mái đầu tóc xoăn và tóc húi cua được ánh lửa soi rạng lên.Ngà ngà hơi men, tay xách một cái cặp da căng phồng, ông Năm chuệnh choạng sangđường, bước vào sân nhà số bốn. Nhác thấy bóng ông, hai chú cẩu đang nằm gác mõm lênđùi một gã trai lực lưỡng ngồi khoanh chân canh bếp lửa, bật chồm dậy sủa vang.- Câm miệng, Giôn! Ken! - Gã trai quát - Không nhận ra chú Năm à!- Bữa nay hai ngày tổng cẩu nhà mầy sao mà hiếu chiến quá vậy tụi bây?Họa sĩ ngồi xuống bên gã trai và đưa hai bàn tay gầy guộc lạnh cóng hơ sát vào bếp lửa.Tiếng bọn trẻ con lanh lảnh nhao nhao lên chào chú Năm. Chúng bỏ bộ bài đấy, xúm cả lạingồi túm bên ông. Mở chiếc cặp da, ông Năm lấy ra trước tiên một chai Lúa Mới.- Thứ dữ nầy của qua. - Ông nói. - Còn tụi bây...Ông đưa ra một phong pháo mậu dịch giấy gói mầu hồng vẽ hình cô tiên cưỡi mây, rồi mộtbọc to đùng giấy trang kim có hình ông già Nô-en đội mũ chóp đỏ.- Năm nay Tết cần kiệm, hội đồng hương xứ Mũi quê qua chẳng được bộn quà như mấynăm, - Ông Năm nói, như phân trần với lũ trẻ. - Nhưng mà có thứ nầy quý lắm đó nghe. KẹoLiên Xô, ngon nhứt đó, sắp nhỏ.- Chú chiều chúng nó quá đi mất, chú Năm ơi! - Gã trai kêu lên. - Năm nào cũng vậy. Rồichú lấy gì ăn Tết cơ chứ? - Và gã đập đùi quát - Này, ...