Hàm lượng kim loại nặng (As, Pb, Cu, VÀ Zn) trong đất rừng tự nhiên của tỉnh Gia Lai
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 549.60 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này trình bày nghiên cứu các KLN asen (As), chì (Pb), đồng (Cu) và kẽm (Zn) trong đất rừng với mục đích tìm hiểu, đánh giá hàm lượng và sự phân bố của chúng trong đất tại các hệ sinh thái rừng tự nhiên của VQG Kon Ka Kinh và KBT Kon Chư Răng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhằm bổ sung các thông tin có liên quan đến các hệ sinh thái được nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàm lượng kim loại nặng (As, Pb, Cu, VÀ Zn) trong đất rừng tự nhiên của tỉnh Gia Lai. TIỂU BAN SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG HÀM LƢỢNG KIM LOẠI NẶNG (As, Pb, Cu, VÀ Zn) TRONG ĐẤT RỪNG TỰ NHIÊN CỦA TỈNH GIA LAI Nguyễn Văn Thịnh1, Okolelova A. A2 Chi nhánh phía Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga 1 2 Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Volgograd, Tp. Volgograd, Liên bang Nga Đất là yếu tố cấu thành quan trọng và cần thiết đối với một hệ sinh thái trên cạn. Hệ sinh thái này luôn bị ảnh hưởng bởi các chất khác nhau có trong đất, trong đó có các kim loại nặng. Kim loại nặng (KLN) được tích lũy trong đất từ nhiều nguồn khác nhau: phong hóa đá và khoáng vật, lắng đọng khí quyển…; từ các nguồn nhân tạo: công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động dân sinh… Khi sự tích lũy của KLN vượt quá một ngưỡng giá trị cho phép sẽ gây nguy hại đến sinh vật và môi trường. Hiện nay ở Việt Nam, KLN trong đất được nghiên cứu nhiều và chủ yếu tại các khu công nghiệp, khu dân cư (Phạm Quang Hà, 2002; Trần Công Tấu & Trần Công Khánh, 1998…), trong các vùng nông nghiệp, khu rừng trồng (Lê Văn Khoa, 1981; Ho Thi Lam Tra & Kazuhico Egashira, 2001; Duong Hoang Bich, 1999; Ngo Thi Hong Van, 1995…), trong trầm tích của rừng ngập mặn (Phạm Kim Phương và cs., 2011; Nguyễn Văn Tho & Bùi Thị Nga, 2009…), nhưng còn rất hiếm các nghiên cứu về KLN trong đất ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên trên cạn (Nguyen Van Thinh & Okolelova A. A., 2013). Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBT) Kon Chư Răng và Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai. Đây là hai vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên, nơi đang bảo tồn nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm và đặc hữu với các hệ sinh thái rừng đặc trưng và còn khá nguyên vẹn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các KLN asen (As), chì (Pb), đồng (Cu) và kẽm (Zn) trong đất rừng với mục đích tìm hiểu, đánh giá hàm lượng và sự phân bố của chúng trong đất tại các hệ sinh thái rừng tự nhiên của VQG Kon Ka Kinh và KBT Kon Chư Răng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhằm bổ sung các thông tin có liên quan đến các hệ sinh thái được nghiên cứu. I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Tại VQG Kon Ka Kinh: từ 09/5 đến 20/5/2016. - Tại KBT Kon Chư Răng: từ 22/5 đến 01/6/2016. - Xử lý mẫu đất tại Phòng Thí nghiệm của Chi nhánh phía Nam/Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (Số 3, đường 3/2, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh): từ 20/6 đến 30/6/2016. - Phân tích KLN trong đất tại Trung tâm Công nghệ môi trường tại Tp. Hồ Chí Minh (thuộc Viện Công nghệ Môi trường/Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam): từ 01/7 đến 15/7/2016. 2. Phương pháp nghiên cứu - Thu mẫu tại thực địa: trong điều kiện của chuyến khảo sát, tại VQG Kon Ka Kinh chúng tôi thu mẫu đất để phân tích KLN tại 4 sinh cảnh: K1 – rừng hỗn giao Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata) + Thông 3 lá (Pinus kesiya). K2 – rừng tre nứa (Bambusa) ven suối. K3 – rừng trồng Thông 3 lá (Pinus kesiya). 1930. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 K4 – rừng nguyên sinh cây gỗ lớn với sự tham gia của loài Hopeaodorata. Tại KBT Kon Chư Răng, chúng tôi thu mẫu tại 3 sinh cảnh: K5 – rừng nguyên sinh cây gỗ lớn với sự tham gia của các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae). K6 – rừng nguyên sinh ven suối với sự tham gia của loài Dacrydium elatum. K7 – rừng hỗn giao Hồng tùng (Dacrydium pierrei) + Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus). Các mẫu đất được thu trong tầng đất mặt 0 – 20 cm. - Phân tích tại phòng thí nghiệm: chuẩn bị mẫu phân tích theo phương pháp «EPA 3050B»: đối với As và Pb, mẫu được phá bằng hệ hồi lưu với HNO3 và dung dịch H2O2, phân tích bằng GFAA (lò đốt); đối với Cu và Zn, mẫu được phá bằng hệ hồi lưu với dung dịch cường thủy, phân tích bằng FLAA (ngọn lửa). Hàm lượng KLN được xác định trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS – 6800. - Số liệu được xử lý trên phần mềm thông dụng Microsoft Excel 2010. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm sinh cảnh nghiên cứu - Tại VQG Kon Ka Kinh K1: khu vực ven suối, giáp ranh khu rừng trồng thông, cây ưu trội là Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata) với Thông 3 lá (Pinus kesiya). Đất màu nâu, tơi xốp, xen lẫn sỏi có đường kính từ 1-3 cm. Sự phân tầng không rõ rệt. Lớp thảm mục lá thông. Toạ độ: 14 12‘12‖ vĩ bắc, 108 18‘54‖ kinh đông. K2: rừng tre nứa ven suối trong rừng lá rộng thường xanh. Sườn dốc, nhiều đá tảng to. Đất màu nâu, nhiều rễ tre. Khó phân biệt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàm lượng kim loại nặng (As, Pb, Cu, VÀ Zn) trong đất rừng tự nhiên của tỉnh Gia Lai. TIỂU BAN SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG HÀM LƢỢNG KIM LOẠI NẶNG (As, Pb, Cu, VÀ Zn) TRONG ĐẤT RỪNG TỰ NHIÊN CỦA TỈNH GIA LAI Nguyễn Văn Thịnh1, Okolelova A. A2 Chi nhánh phía Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga 1 2 Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Volgograd, Tp. Volgograd, Liên bang Nga Đất là yếu tố cấu thành quan trọng và cần thiết đối với một hệ sinh thái trên cạn. Hệ sinh thái này luôn bị ảnh hưởng bởi các chất khác nhau có trong đất, trong đó có các kim loại nặng. Kim loại nặng (KLN) được tích lũy trong đất từ nhiều nguồn khác nhau: phong hóa đá và khoáng vật, lắng đọng khí quyển…; từ các nguồn nhân tạo: công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động dân sinh… Khi sự tích lũy của KLN vượt quá một ngưỡng giá trị cho phép sẽ gây nguy hại đến sinh vật và môi trường. Hiện nay ở Việt Nam, KLN trong đất được nghiên cứu nhiều và chủ yếu tại các khu công nghiệp, khu dân cư (Phạm Quang Hà, 2002; Trần Công Tấu & Trần Công Khánh, 1998…), trong các vùng nông nghiệp, khu rừng trồng (Lê Văn Khoa, 1981; Ho Thi Lam Tra & Kazuhico Egashira, 2001; Duong Hoang Bich, 1999; Ngo Thi Hong Van, 1995…), trong trầm tích của rừng ngập mặn (Phạm Kim Phương và cs., 2011; Nguyễn Văn Tho & Bùi Thị Nga, 2009…), nhưng còn rất hiếm các nghiên cứu về KLN trong đất ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên trên cạn (Nguyen Van Thinh & Okolelova A. A., 2013). Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBT) Kon Chư Răng và Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai. Đây là hai vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên, nơi đang bảo tồn nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm và đặc hữu với các hệ sinh thái rừng đặc trưng và còn khá nguyên vẹn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các KLN asen (As), chì (Pb), đồng (Cu) và kẽm (Zn) trong đất rừng với mục đích tìm hiểu, đánh giá hàm lượng và sự phân bố của chúng trong đất tại các hệ sinh thái rừng tự nhiên của VQG Kon Ka Kinh và KBT Kon Chư Răng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhằm bổ sung các thông tin có liên quan đến các hệ sinh thái được nghiên cứu. I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Tại VQG Kon Ka Kinh: từ 09/5 đến 20/5/2016. - Tại KBT Kon Chư Răng: từ 22/5 đến 01/6/2016. - Xử lý mẫu đất tại Phòng Thí nghiệm của Chi nhánh phía Nam/Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (Số 3, đường 3/2, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh): từ 20/6 đến 30/6/2016. - Phân tích KLN trong đất tại Trung tâm Công nghệ môi trường tại Tp. Hồ Chí Minh (thuộc Viện Công nghệ Môi trường/Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam): từ 01/7 đến 15/7/2016. 2. Phương pháp nghiên cứu - Thu mẫu tại thực địa: trong điều kiện của chuyến khảo sát, tại VQG Kon Ka Kinh chúng tôi thu mẫu đất để phân tích KLN tại 4 sinh cảnh: K1 – rừng hỗn giao Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata) + Thông 3 lá (Pinus kesiya). K2 – rừng tre nứa (Bambusa) ven suối. K3 – rừng trồng Thông 3 lá (Pinus kesiya). 1930. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 K4 – rừng nguyên sinh cây gỗ lớn với sự tham gia của loài Hopeaodorata. Tại KBT Kon Chư Răng, chúng tôi thu mẫu tại 3 sinh cảnh: K5 – rừng nguyên sinh cây gỗ lớn với sự tham gia của các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae). K6 – rừng nguyên sinh ven suối với sự tham gia của loài Dacrydium elatum. K7 – rừng hỗn giao Hồng tùng (Dacrydium pierrei) + Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus). Các mẫu đất được thu trong tầng đất mặt 0 – 20 cm. - Phân tích tại phòng thí nghiệm: chuẩn bị mẫu phân tích theo phương pháp «EPA 3050B»: đối với As và Pb, mẫu được phá bằng hệ hồi lưu với HNO3 và dung dịch H2O2, phân tích bằng GFAA (lò đốt); đối với Cu và Zn, mẫu được phá bằng hệ hồi lưu với dung dịch cường thủy, phân tích bằng FLAA (ngọn lửa). Hàm lượng KLN được xác định trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS – 6800. - Số liệu được xử lý trên phần mềm thông dụng Microsoft Excel 2010. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm sinh cảnh nghiên cứu - Tại VQG Kon Ka Kinh K1: khu vực ven suối, giáp ranh khu rừng trồng thông, cây ưu trội là Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata) với Thông 3 lá (Pinus kesiya). Đất màu nâu, tơi xốp, xen lẫn sỏi có đường kính từ 1-3 cm. Sự phân tầng không rõ rệt. Lớp thảm mục lá thông. Toạ độ: 14 12‘12‖ vĩ bắc, 108 18‘54‖ kinh đông. K2: rừng tre nứa ven suối trong rừng lá rộng thường xanh. Sườn dốc, nhiều đá tảng to. Đất màu nâu, nhiều rễ tre. Khó phân biệt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hàm lượng kim loại nặng Đất rừng tự nhiên Tỉnh Gia Lai Hàm lượng chì Hàm lượng As Hàm lượng CuTài liệu có liên quan:
-
Phân tích hàm lượng chì, cadmi và asen trong cây ngải cứu bằng phương pháp ICP-MS
7 trang 175 0 0 -
Bài tiểu luận: Xác định hàm lượng chì và hàm lượng nhựa trong sản phẩm dầu mỏ - Nguyễn Thị Nga
38 trang 129 0 0 -
Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND
5 trang 93 0 0 -
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
26 trang 35 0 0 -
Quyết định số 50/2012/QĐ-UBND
3 trang 28 0 0 -
Quyết định số: 194/QĐ-TTg (2014)
1 trang 26 0 0 -
Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất rừng tự nhiên khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ
15 trang 25 0 0 -
Văn bản Chỉ thị số 10/2012/CT-UBND
8 trang 22 0 0 -
Bí quyết ăn kiêng khi bạn là người đam mê ăn uống
8 trang 21 0 0 -
Mô đun Phương pháp phổ hồng ngoại (Phần 1)
70 trang 18 0 0