Danh mục tài liệu

Hàng mã của làng tranh Đông Hồ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.53 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làng tranh Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) nay lại nổi tiếng làm hàng mã để phục vụ người ở cõi âm. Trên dương gian có nhà lầu, xe hơi, xe máy… thì âm phủ tất tần tật đều phải có đủ cả.1 xe SH = 20 đám cưới chuột (chiếc xe SH hàng mã đang được lắp ráp có giá 60.000 đồng trong khi một tập tranh đám cưới chuột 20 bức, mỗi bức bán chỉ 3.000 đồng)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàng mã của làng tranh Đông Hồ Hàng mã của làng tranh Đông HồLàng tranh Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) nay lại nổitiếng làm hàng mã để phục vụ người ở cõi âm. Trên dương gian có nhà lầu, xe hơi,xe máy… thì âm phủ tất tần tật đều phải có đủ cả.1 xe SH = 20 đám cưới chuột (chiếc xe SH hàng mã đang được lắp ráp có giá 60.000đồng trong khi một tập tranh đám cưới chuột 20 bức, mỗi bức bán chỉ 3.000 đồng)Áp tết, cả làng rực lên các loại giấy màu được bồi, phết, nhuộm…Người dương “chìm” trong sự xâm lấn của “người âm” ở một gia đình chuyên sảnxuất hình nhân bằng giấyThôn nữ làng Đông Hồ giờ cắt giấy, phết hồ thành thạo và thu nhập chính lại từnhững thứ giấy màu để đốt cho người chếtPhải đạt đến đẳng cấp “nghệ nhân” hàng mã như anh Nguyễn Văn Sam mới đượcđặt hàng làm các bộ đồ lễ như thếThấp thoáng chỉ còn vài người làm tranh ở sân nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đểcòn nhớ về một làng tranh có tên Đông HồCó người nói làng tranh Đông Hồ giờ đã là làng vàng mã, vì quanh năm suốt thángcả làng từ già trẻ lớn bé đều đã đổi nghề tranh sang làm hàng mã. Dân ở đây đã cócâu “ráo tay hồ là nhà hết gạo”. Đi từ đầu làng tới cuối thôn, đâu đâu cũng sángbừng lên sắc màu của các loại mũ mão, cân đai, hài hia, võng lọng, ngựa, xe, hìnhnhân… cho đến nhà lầu, ôtô, đôla, xe máy, tivi, tủ lạnh, máy bay…Những tưởng kinh doanh phục vụ người sống mới nhanh nhạy, thức thời nhưngkhông ngờ phục vụ người chết cũng nhạy bén không kém. Chính vì thế mà chiếc mũbảo hiểm giờ cũng trở thành một mặt hàng được các nhà sản xuất vàng mã ở đâyđặt vào tầm ngắm để phục vụ các cụ ở dưới cõi âm.Vào dịp giáp Tết âm lịch, trước nhu cầu tiêu dùng hàng mã cho việc cúng ông côngông táo, tất niên, giỗ kỵ nhiều vô kể, cả làng đang làm ngày đêm mà vẫn không đủbán. Nhờ làm ôtô, xe máy giấy mà có người đã sắm ôtô, xe máy thật. Phú quí sinh lễnghĩa, xưa các cụ chơi tranh, nay con cháu bỏ tranh sang “chơi” đồ mã. Âu đó cũnglà nỗi buồn của một làng nghề thời mở cửa!