
Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng hình thức khuyến mại – một số kiến nghị hoàn thiện từ thực trạng tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 97
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sẽ nghiên cứu của hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thông qua hành vi khuyến mại; phân tích đặc điểm và chỉ ra hình thức khuyến mại mà doanh nghiệp có thể sử dụng để lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp đối thủ nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng hình thức khuyến mại – một số kiến nghị hoàn thiện từ thực trạng tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” HÀNH VI LÔI KÉO KHÁCH HÀNG BẤT CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỪ THỰC TRẠNG TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THE ACT OF IMPROPER ENTICING CUSTOMERS THROUGH SALE PROMOTION – SOME RECOMMENDATIONS FOR IMPROVEMENT – A STUDY ON CURRENT SITUATION IN SOME PROVINCES IN THE MEKONG DELTA ThS. Ngô Thiện Lương1 Tóm tắt – Trong tham luận này, tác giả sẽ tập trung làm rõ bản chất và các hình thức khuyến mại cụ thể mà doanh nghiệp có thể thực hiện nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, hoặc cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật thương mại. Sau đó, tác giả phân biệt sự giống và khác nhau giữa hành vi khuyến mại và hành vi khuyến mãi. Tham luận sẽ nghiên cứu của hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thông qua hành vi khuyến mại; phân tích đặc điểm và chỉ ra hình thức khuyến mại mà doanh nghiệp có thể sử dụng để lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp đối thủ nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Cuối cùng, tác giả đánh giá thực trạng hành vi này trong thời gian qua tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật. Từ khóa: cạnh tranh không lành mạnh, hành vi khuyến mại, hành vi lôi kéo khách hàng. 1. KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI KHUYẾN MẠI TRONG THƯƠNG MẠI Hiện nay, khái niệm “khuyến mại” được hiểu theo các góc độ khác nhau. Ở góc độ ngôn ngữ, theo Nguyễn Như Ý, khuyến mại được hiểu là những hành động, tài liệu, công cụ và kĩ thuật được dùng để bổ sung cho quảng cáo và chương trình tiếp thị (giảm giá, quà tặng, xổ số…) nói chung [1]. Với cách hiểu này, “khuyến mại” được thực hiện qua một hoặc một số hành vi cụ thể, có tính trực tiếp như tặng quà, giảm giá sản phẩm hoặc gián tiếp bằng cách phát tài liệu có liên quan đến hàng hóa được khuyến mại. Các hoạt động này nhằm bổ trợ cho việc tiêu thụ một loại hàng hóa cụ thể của chủ thể kinh doanh hoặc thông qua chương 1 Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu; Email: thienluongngo@gmail.com 139 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” trình khuyến mại của chủ thể kinh doanh. Qua đó, chủ thể kinh doanh sẽ quảng cáo đến người tiêu dùng một sản phẩm mới của doanh nghiệp mình. Ở góc độ kinh tế, “khuyến mại” (sales promotion) là một hoạt động hỗ trợ, đẩy mạnh quảng cáo và bán hàng cá nhân. Hầu hết khuyến mại được thực hiện dưới thời gian ngắn và gia tăng giá trị vật chất cho sản phẩm hoặc nhãn hiệu. Giá trị hữu hình do khuyến mại tạo ra thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của khuyến mại là khuyến khích những người chưa sử dụng dùng thử sản phẩm hoặc kích thích nhu cầu của khách hàng hiện tại [2, tr237]. Dưới góc độ luật học, “khuyến mại” là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định [3]. Chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại là thương nhân, cách thức thực hiện cũng dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, “khuyến mại” không chỉ nhằm xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ mà nó bao hàm luôn cả việc mua hàng của thương nhân thực hiện hành vi khuyến mại. Mặc dù các chương trình khuyến mại để xúc tiến việc mua hàng diễn ra trên thực tế không phổ biến như khuyến mại để bán hàng, sự tồn tại của nó là có thật, ví dụ các công ti chế biến thủy hải sản hoặc công ti chế biến nông sản tổ chức chương trình khuyến mại để mua hải sản, nông sản của người dân về làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của mình. Tóm lại, dù tiếp cận dưới góc độ nào, “khuyến mại” luôn được hiểu là hành vi xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của thương nhân thông qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Qua đó, thương nhân có thể đạt được một hoặc một số mục tiêu của mình trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã được cải tiến, khuyến khích tiêu dùng, lôi kéo khách về phía mình. Từ đó, tăng thị phần cho doanh nghiệp trên thương trường [4, tr135]. Tuy nhiên, cách thức cụ thể để thương nhân mang lại cho khách hàng những lợi ích nhất định như thế nào còn tùy thuộc vào các quy định của pháp luật thương mại và sự sáng tạo của thương nhân. Điều này đã làm cho hoạt động khuyến mại trong thương mại vô cùng đa dạng. Theo chúng tôi, thị trường tồn tại một số loại hình khuyến mại cụ thể ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng hình thức khuyến mại – một số kiến nghị hoàn thiện từ thực trạng tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” HÀNH VI LÔI KÉO KHÁCH HÀNG BẤT CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỪ THỰC TRẠNG TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THE ACT OF IMPROPER ENTICING CUSTOMERS THROUGH SALE PROMOTION – SOME RECOMMENDATIONS FOR IMPROVEMENT – A STUDY ON CURRENT SITUATION IN SOME PROVINCES IN THE MEKONG DELTA ThS. Ngô Thiện Lương1 Tóm tắt – Trong tham luận này, tác giả sẽ tập trung làm rõ bản chất và các hình thức khuyến mại cụ thể mà doanh nghiệp có thể thực hiện nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, hoặc cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật thương mại. Sau đó, tác giả phân biệt sự giống và khác nhau giữa hành vi khuyến mại và hành vi khuyến mãi. Tham luận sẽ nghiên cứu của hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thông qua hành vi khuyến mại; phân tích đặc điểm và chỉ ra hình thức khuyến mại mà doanh nghiệp có thể sử dụng để lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp đối thủ nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Cuối cùng, tác giả đánh giá thực trạng hành vi này trong thời gian qua tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật. Từ khóa: cạnh tranh không lành mạnh, hành vi khuyến mại, hành vi lôi kéo khách hàng. 1. KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI KHUYẾN MẠI TRONG THƯƠNG MẠI Hiện nay, khái niệm “khuyến mại” được hiểu theo các góc độ khác nhau. Ở góc độ ngôn ngữ, theo Nguyễn Như Ý, khuyến mại được hiểu là những hành động, tài liệu, công cụ và kĩ thuật được dùng để bổ sung cho quảng cáo và chương trình tiếp thị (giảm giá, quà tặng, xổ số…) nói chung [1]. Với cách hiểu này, “khuyến mại” được thực hiện qua một hoặc một số hành vi cụ thể, có tính trực tiếp như tặng quà, giảm giá sản phẩm hoặc gián tiếp bằng cách phát tài liệu có liên quan đến hàng hóa được khuyến mại. Các hoạt động này nhằm bổ trợ cho việc tiêu thụ một loại hàng hóa cụ thể của chủ thể kinh doanh hoặc thông qua chương 1 Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu; Email: thienluongngo@gmail.com 139 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” trình khuyến mại của chủ thể kinh doanh. Qua đó, chủ thể kinh doanh sẽ quảng cáo đến người tiêu dùng một sản phẩm mới của doanh nghiệp mình. Ở góc độ kinh tế, “khuyến mại” (sales promotion) là một hoạt động hỗ trợ, đẩy mạnh quảng cáo và bán hàng cá nhân. Hầu hết khuyến mại được thực hiện dưới thời gian ngắn và gia tăng giá trị vật chất cho sản phẩm hoặc nhãn hiệu. Giá trị hữu hình do khuyến mại tạo ra thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của khuyến mại là khuyến khích những người chưa sử dụng dùng thử sản phẩm hoặc kích thích nhu cầu của khách hàng hiện tại [2, tr237]. Dưới góc độ luật học, “khuyến mại” là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định [3]. Chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại là thương nhân, cách thức thực hiện cũng dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, “khuyến mại” không chỉ nhằm xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ mà nó bao hàm luôn cả việc mua hàng của thương nhân thực hiện hành vi khuyến mại. Mặc dù các chương trình khuyến mại để xúc tiến việc mua hàng diễn ra trên thực tế không phổ biến như khuyến mại để bán hàng, sự tồn tại của nó là có thật, ví dụ các công ti chế biến thủy hải sản hoặc công ti chế biến nông sản tổ chức chương trình khuyến mại để mua hải sản, nông sản của người dân về làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của mình. Tóm lại, dù tiếp cận dưới góc độ nào, “khuyến mại” luôn được hiểu là hành vi xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của thương nhân thông qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Qua đó, thương nhân có thể đạt được một hoặc một số mục tiêu của mình trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã được cải tiến, khuyến khích tiêu dùng, lôi kéo khách về phía mình. Từ đó, tăng thị phần cho doanh nghiệp trên thương trường [4, tr135]. Tuy nhiên, cách thức cụ thể để thương nhân mang lại cho khách hàng những lợi ích nhất định như thế nào còn tùy thuộc vào các quy định của pháp luật thương mại và sự sáng tạo của thương nhân. Điều này đã làm cho hoạt động khuyến mại trong thương mại vô cùng đa dạng. Theo chúng tôi, thị trường tồn tại một số loại hình khuyến mại cụ thể ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hành vi khuyến mại Hành vi lôi kéo khách hàng Cung ứng dịch vụ Luật Thương mại Hoạt động xúc tiến thương mại Luật Cạnh tranhTài liệu có liên quan:
-
9 trang 330 0 0
-
Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Phần 2
48 trang 306 0 0 -
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội
12 trang 303 0 0 -
Những quy định trong luật cạnh tranh
40 trang 249 0 0 -
Một số điều luật về Thương mại
52 trang 221 0 0 -
14 trang 184 0 0
-
5 trang 181 0 0
-
24 trang 155 0 0
-
Mẫu Hợp đồng môi giới thương mại
2 trang 139 0 0 -
Quyết định số 1567/QĐ-BKHĐT
4 trang 134 0 0 -
7 trang 134 0 0
-
Quyết định số 49/2012/QĐ-UBND
10 trang 133 0 0 -
Giáo trình Luật cạnh tranh (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
27 trang 133 0 0 -
Mẫu Hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin
7 trang 132 0 0 -
4 trang 132 0 0
-
Mẫu Hợp đồng nguyên tắc (Về việc thiết kế, thi công công trình)
6 trang 127 3 0 -
7 trang 123 0 0
-
3 trang 120 0 0
-
Đề tài : Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh
18 trang 119 0 0 -
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - TS. Lê Minh Toàn
138 trang 118 0 0