Danh mục tài liệu

Hãy lắng nghe con cái!

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.44 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nên hành xử như thế nào cho đủ mạnh để uốn nắn trẻ vào đường hay lẽ phải, nghiêm khắc mà không thô bạo, quở phạt mà không làm lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương? Làm sao để khi sự việc đã qua, người lớn không phải băn khoăn ân hận: "Mình quá đáng với con mất rồi!".Câu "Thương cho roi cho vọt" của người xưa liệu có nhất thiết là "roi vọt" theo nghĩa đen không?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hãy lắng nghe con cái! Hãy lắng nghe con cái! Nên hành xử như thế nào cho đủ mạnh để uốn nắn trẻ vào đường hay lẽ phải, nghiêm khắc mà không thô bạo, quở phạt mà không làm lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương? Làmsao để khi sự việc đã qua, người lớn không phảibăn khoăn ân hận: Mình quá đáng với con mấtrồi!.Câu Thương cho roi cho vọt của người xưa liệu cónhất thiết là roi vọt theo nghĩa đen không?Đấy là những câu hỏi không dễ trả lời bởi chúngchạm đến một vấn đề tế nhị, khó nghĩ nhất của cácbậc cha mẹ. Ai cũng biết xử lý không khéo sẽ làm tổnthương sâu sắc mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái.Nhưng, muốn xử lý được trọn vẹn cả đôi bề đòi hỏimột kỹ năng trên cả nghệ thuật! Khổ thay, thôngthường mỗi khi phải giải quyết vấn đề này thì cũng làlúc các bậc cha mẹ đang trong trạng thái thần kinhkhông hề thích hợp chút nào cho việc sáng tạo nghệthuật để có thể đưa ra những quyết định thông minh!Hình thức cấm vận là lựa chọn của nhiều ngườikhông muốn cư xử thô bạo với con cái. Tùy mức độnặng nhẹ và tùy lứa tuổi mà áp dụng những dạngcấm vận như: cách ly ra ngồi một góc nhà (thườngđể giải quyết những vụ tranh giành đồ chơi giữa trẻnhỏ), không cho xem ti vi (hoặc chơi game vi tính)trong vòng một tuần, không đưa đi chơi như đã lên kếhoạch, cắt giảm tiền tiêu vặt, v.v...Thoạt nhìn, các dạng cấm vận có vẻ vô hại. Nhưngsự thật thì biện pháp cấm vận nào cũng đưa tớinhững diễn biến tâm lý phức tạp trong tâm hồn concái. Thử nghĩ xem, hai đứa trẻ tranh giành đồ chơi rồimỗi đứa bị phạt ra ngồi một góc nhà, chúng sẽ cócùng suy nghĩ: Thật bất công! Bố/mẹ không hiểu nóđã làm gì mình!. Ngoài ra bị tách rời khỏi hoạt độngchung thường làm chúng cảm thấy bị cô lập, bị tướcquyền tự do. Hoặc, một kỳ đi chơi Water Park mongchờ bỗng vụt bay biến khiến trẻ hụt hẫng đến độkhông còn tập trung được vào bài vở; bị cắt tiền tiêuvặt nên phải bỏ lỡ mấy kỳ báo ưa thích; không đượcchơi game vi tính ở nhà khiến chúng thấy tiệm gamevi tính đầu phố càng hấp dẫn, mời gọi hơn bao giờhết!Thật khó có công thức chung giúp luyện được kỹnăng xử lý tốt khi con cái có lỗi. Nhưng, tin vui sẽ đếnvới những bậc cha mẹ nào dám tập cho con cái biếttự chịu trách nhiệm về hành vi của chúng. Trước hết,cha mẹ phải thể hiện mạnh mẽ thái độ không chấpnhận hành vi (hay thái độ) sai trái của con cái. Kếtiếp, hãy để chúng nói ra suy nghĩ của chúng và hãylắng nghe một cách thật bình tĩnh. Từ đó cha mẹ cócơ sở để đưa ra gợi ý cách sửa chữa sai lầm, cáchứng xử và quan trọng nhất là cách chịu trách nhiệmvới hậu quả mà chúng gây ra.Nhiều người cho rằng khi cơn nóng giận bốc lên liệumấy ai bình tĩnh mà lắng nghe và có được ứng xửkhéo léo trước đứa trẻ đang gây ra chuyện kia chứ!Trong thực tế, để có sự bình tĩnh cần thiết, nhiều chamẹ đã chọn biện pháp tự giải tỏa cho mình trước. Mộtông bố kể rằng, lần bắt gặp thằng con lén thử hútthuốc lá trong phòng tắm và ho sặc sụa, ông thực sựnổi khùng! Ông giơ cao tay đe dọa còn miệng thì hétlớn: Bố đang điên lên đây, bố sẽ đánh con đấy!...Liệu mà chạy thoát thân đi. Đang kinh hoàng vì bị bốbắt gặp đến độ đánh rơi điếu thuốc lá xuống đất,thằng con vội lách qua cửa phòng tắm vọt lẹ lên lầuvào phòng riêng đóng chặt cửa lại! Khi đã nguội đinhiều, ông bố nọ mới lên gõ cửa phòng con trai vàbắt đầu cuộc nói chuyện.Bạn quá bận rộn hoặc quá mệt mỏi với công việc, vềđến nhà mà nghe con cái gây ra chuyện này chuyệnnọ thì hết chịu nổi? Hay lỗi lầm của con bạn là tàyđình quá sức chịu đựng? Dù thế nào đi nữa công việcbạn phải làm cho con cái luôn là: lắng nghe, lắngnghe để chỉ ra cho con cái hiểu trách nhiệm với chínhbản thân chúng, chứ không phải là lắng nghe để địnhtội và phán quyết hình phạt như một quan tòa! Hayđịnh tội, phán quyết hình phạt và kèm theo những lờikêu than trách mắng không ngớt, chẳng hạn như concái bất hiếu, sao tôi lại khổ thế này!, con cái gì màương ngạnh, không biết vâng lời!... như thể bạn làngười bất hạnh nhất trên đời vì có con! Trước khi bạnvin vào bất cứ lý do gì, trước khi thốt lên bất cứ lờithan trách nào, bạn hãy xem câu chuyện kết thúc bàiviết này:Một nữ doanh nhân kể rằng bà vừa tham dự một kỳhọp phụ huynh ở trường của con gái học rất ấntượng. Nhà trường mời phụ huynh họp để cảnh báovề hiểm họa ma túy đang ngày càng đe dọa học sinhlứa tuổi mới lớn. Ngoài các chuyên viên công tác xãhội được nhà trường mời đến nói chuyện còn có mộtnữ học viên đã cai nghiện ma túy thành công. Ngườinày vốn là một học sinh của trường đã bỏ học nửachừng vì nghiện ma túy. Kể lại cuộc đời mình, cô gáitừng là nạn nhân của ma túy này cho biết: Cô sốngtrong một gia đình giàu có và thành đạt nhưng bố cômê mải làm ăn, không bao giờ có mặt k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: