Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước gồm tổng thể những quy định về nguyên tắc hoạt động, điều kiện và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, năng lực đối với Kiểm toán viên nhà nước; quy định về nghiệp vụ kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động kiểm toán; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước
KIỂM TOÁN NH À NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày tháng năm 2010
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2010/QĐ-KTNN
Ngày...... tháng...... năm 2010 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. H ệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước
1.1. H ệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước gồm tổng thể những quy
định về nguyên tắc hoạt động, điều kiện và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp,
năng lực đối với Kiểm toán viên nhà nước; quy định về nghiệp vụ kiểm toán và
xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà Kiểm toán viên
nhà nước phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động kiểm toán; là cơ sở để kiểm tra,
đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của K iểm toán viên nhà
nước.
1.2. Cấu trúc Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước gồm ba nhóm
chuẩn mực: N hóm chuẩn mực chung (6 chuẩn mực); Nhóm chuẩn mực thực
hành (13 chuẩn mưc); Nhóm chuẩn mực báo cáo (2 chuẩn mực). Mỗi chuẩn
mực kiểm toán gồm ba bộ phận: Mục đích, Phạm vi áp dụng và Nội dung chuẩn
mực.
2. Nguyên tắc xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩ n mực Kiểm toán
Nhà nước
2.1. Tuân thủ pháp luật và phù hợp với môi trường hoạt động của Kiểm
toán Nhà nước Việt Nam; p hù hợp với trình độ quản lý kinh tế và kiểm toán của
Việt Nam;
2.2. Phù hợp với với hướng dẫn của INTOSAI về Hệ thống chuẩn mực
kiểm toán và phù hợp với các thông lệ quốc tế về Kiểm toán nhà nước;
2.3. Đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng và kế thừa hợp lý H ệ
thống chuẩn mực K iểm toán Nhà nước đã được ban hành và áp dụng trong giai
đoạn 1999-2009;
2.4. Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước không ngừng được ho àn
thiện để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, phù
hợp với quá trình phát triển và hoàn thiện nhà nước Pháp quyền XHCN và nền
Kinh tế thị trường ở Việt Nam; quá trình phát triển tài chính nhà nước ở V iệt
Nam.
1
2.5. Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước chỉ quy đ ịnh những
nguyên tắc và yêu cầu cơ bản trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà
nước; các chuẩn mực kiểm toán cần được hướng dẫn vận dụng trong các lĩnh
vực, chuyên ngành và nội dung kiểm toán để đảm bảo sự thống nhất, hiệu lực và
hiệu quả trong quản lý và thực hiện kiểm toán.
3. Đ ối tượng áp dụng Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước
3.1. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, các Đo àn kiểm toán của
Kiểm toán Nhà nước và các Kiểm toán viên nhà nước phải áp dụng Hệ thống
chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động quản lý, thực hiện kiểm toán
và trong các hoạt động có liên quan của Kiểm toán Nhà nước.
3.2. Các đơn vị được kiểm toán và các cá nhân, tổ chức có liên quan cần
hiểu biết H ệ thố ng chuẩn m ực K iểm toán N hà nước để thực hiện các quyền và
nghĩa vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước tại đơn vị.
4. Phạm vi áp dụng Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước
Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước áp dụng đối với mọi hoạt động
quản lý và thực hiện kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; áp d ụng trong công tác
tổ chức cán bộ, đ ào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán viên nhà nước. H ệ thống chuẩn
mực Kiểm toán Nhà nước này áp dụng đối với hình thức kiểm toán sau (hậu
kiểm), có thể vận dụng đối với hình thức kiểm toán trước (tiền kiểm) và các hình
thức kiểm toán khác của Kiểm toán Nhà nước.
CHƯƠNG II
NỘI DUNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC
NHÓM CHUẨN MỰC CHUNG
Nhóm chuẩn mực chung gồm các quy định về nguyên tắc và những yêu
cầu cơ bản trong ho ạt động kiểm toán; điều kiện và yêu cầu về phẩm chất, năng
lực đối với Kiểm toán viên nhà nước trong quá trình thực hiện các hoạt động
kiểm toán nhằm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước.
Nhóm chuẩn mực chung gồm 6 chuẩn mực.
1. CHUẨN MỰC 01 :
ĐỘC LẬP, KHÁCH QUAN VÀ CHÍNH TRỰC
01.1. Mục đích
Chuẩn mực này quy đ ịnh về việc duy trì tính độc lập , khách quan và sự
chính trực của Kiểm toán viên nhà nước nhằm đảm bảo các kết luận và kiến
nghị kiểm toán xác thực và hợp lý.
01.2. Phạm vi áp dụng
2
Chuẩn mực này áp dụng trong mọi công việc kiểm toán và các công việc
có liên q uan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước.
01.3. Nội dung
01.3.1. Độc lập, khách quan
01.3.1.1. Trong hoạt động kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải thật
sự độc lập, khách quan, không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật
chất hoặc tinh thần làm ảnh hưởng đến sự độc lập trong thực hiện và đưa ra kết
luận, kiến nghị kiểm toán.
01.3.1.2. Các yêu cầu về tính độc lập , khách quan của Kiểm toán viên nhà
nước:
a) Khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước chỉ tuân theo pháp
luật và các chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm
toán và các quy định của Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động kiểm toán;
b) Kiểm toán viên nhà nước không được nhận tiền, quà biếu và tránh các
quan hệ xã hội có thể dẫn đến việc phải nhân nhượng trong kiểm toán;
c) Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo người có thẩm quyền để không
tham gia kiểm toán ở đơn vị m à mình có quan hệ kinh tế hoặc có quan hệ gia
đình mà theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước không đ ược kiểm toán;
d) Trong quá trình kiểm toán nếu có sự hạn chế về tính độc lập, khách
quan thì phải tìm mọi cách loại bỏ sự hạn chế này; nếu không thể loại bỏ được
thì phải báo cáo cấp quản lý kiểm toán có thẩm quyền để không tiếp tục tham
gia kiểm toán; nếu được cấp quản lý có thẩm quyền yêu cầu tiếp tục thực hiện
kiểm toán thì phải nêu rõ điều này trong báo cáo kết quả kiểm toán.
...
Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước
Số trang: 56
Loại file: pdf
Dung lượng: 526.67 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình đại cương tài liệu học đại học giáo trình kinh tế giáo trình triết học giáo trình kinh tế vĩ mô giáo trình kinh tế vĩ mô giáo trình marketingTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 779 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 628 0 0 -
25 trang 357 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 323 0 0 -
122 trang 223 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới
238 trang 211 0 0 -
Đề tài: Quản lý điểm sinh viên
25 trang 193 0 0 -
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ, TÍN DỤNG
68 trang 192 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Đại học Nội vụ Hà Nội
63 trang 186 0 0 -
116 trang 185 0 0