Danh mục tài liệu

Hệ thống nông nghiệp và vấn đề nghiên cứu xã hội học ở nông thôn

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 250.60 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp và vấn đề nghiên cứu xã hội học ở nông thôn về mặt phương pháp luận khoa học, mặt thực tiễn và trong sản xuất nông nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống nông nghiệp và vấn đề nghiên cứu xã hội học ở nông thôn Xã hội học, số 1 - 1989 HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC Ở NÔNG THÔN Giáo sư – Viện sĩ ĐÀO THẾ TUẤN T hời gian gần đây việc áp dụng quan điểm hệ thống nghiên cứu của sự phát triển của nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh. Khuynh hướng nghiên cứu tổng hợp này được đẩy mạnh bởi hai lý do sau: - Về mặt phương pháp luận khoa học, xu hướng phân tích phân chia sự vật ra các phần nhỏ đểnghiên cứu đã làm cho các nhà nghiên cứu quên mất cái tổng thể. Do đấy để hiểu sự vật trong tổng thểcủa nó, đã xuất hiện một xu hướng ngược lại gọi là xu hướng “tổng thể”, xu hướng “hệ thống” vì sựvật là những hệ thống phức tạp, hoàn chỉnh. - Về mặt thực tiễn, việc tác dụng vào sự vật tách rời từng mặt, từng yếu tố dẫn đến sự phiến diện,bế tắc, không đạt được kết quả mong muốn do đấy xu hướng tác dụng vào sự vật một cách toàn diện,tổng hợp, nhất thể đã dần dần thay thế cho xu hướng tác động vào một nhân tố, tác động phiến diện. Trong sản xuất nông nghiệp, việc phát triển mạnh một ngành sản xuất hay việc tác động vào mộtnhân tố của sự phát triển không dẫn đến kết quả mong muốn vì bản thân nông nghiệp là một hệ thốngphức tạp. Sự phát triển của nó phụ thuộc vào một tập hợp các nhân tố phức tạp. Thực tế của việc pháttriển nông nghiệp cho thấy muốn phát triển nhanh phải phát triển một cách toàn diện và tác đồng đồngthời vào nhiều nhân tố phát triển. I - QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG “Hệ thống là các tập hợp có trật tự bên trong (hay bên ngoài) của các yếu tố có liên hệ với nhau(hay tác động lẫn nhau)”. Thành phần của hệ thống là yếu tố (hay nguyên tố). Yếu tố là phần không biến của hệ thống. Tronghệ thống giữa các yếu tố có các mối liên hệ hay tác động lẫn nhau. Các mối liên hệ và tác động giữacác yếu tố bên trong hệ thống mạnh hơn với các yếu tố bên ngoài hệ thống. Các mối liên hệ và tácđộng ấy tạo thành trật tự bên trong của hệ thống. Quan điểm hệ thống là hướng phương pháp luận khoa học chung nghiên cứu, các phương pháp vàphương thức nghiên cứu lý luận các đối tượng có tính chất phức tạp Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 1 - 19894 ĐÀO THẾ TUẤN Một hệ thống là một nhóm các thành phần tác động lẫn nhau, hoạt động chung cho một mục đíchchung, có khả năng phản ứng như một tổng thể với kích thích bên ngoài: nghĩa là hệ thống khôngnhững phản ứng trực tiếp với kích thích bên ngoài bằng đầu ra của nó mà còn thông qua một số các cơchế thuận nghịch trong phạm vi của hệ thống giữa (Spedding, 1979). Nói một cách khác hệ thống là một phức hệ có tổ chức, tiếp cận hệ thống là các con đường nghiêncứu và xử lý với các phức hệ có tổ chức. Do đấy tiếp cận hệ thống khác với tiếp cận phân tích ở các điểm chính sau đây: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG- Chú ý đến các yếu tố - Chú ý mối tương quan giữa các yếu tố- Chú ý đến chi tiết - Chú ý đến tổng thể- Nghiên cứu bằng cách thay các yếu tố (thí - Nghiên cứu bằng cách mô phỏng thay cả nhómnghiệm). biến.- Dùng quan sát thống kê - Dùng quan sát động thái- Xây dựng các mô hình chính xác. - Xây dựng mô hình không chính xác, để so sánh với thực tế.- Mục đích nghiên cứu không rõ. - Mục đích nhằm hành động có mục tiêu II – HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP Có nhiều cách định nghĩa hệ thống nông nghiệp khác nhau “Hệ thống nông nghiệp là tập hợp trongkhông gian của các nền sản xuất và các kỹ thuật do mọto xã hội tiến hành để thỏa mãn các nhu cầu củamình” (Vissce và Hentgen, 1979) “Hệ thống nông nghiệp là một hệ thống với một đầu ra nông nghiệpvà chứa đựng tất cả các thành phần chính” (Spedding 1975). Có một số khái niệm tương tự với khái niệm hệ thống nông nghiệp như: - Khái niệm hệ thống “Kinh doanh nông nghiệp” (Farming system) thường phổ biến ở các nướcchịu ảnh hưởng của Mỹ. “Hệ thống kinh doanh nông nghiệp là một phức hợp của đất đai, nguồn nước cây trồng, vật nuôi,lao động và các nguồn lợi và đặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà gia đình nông dân quản lý tùytheo sở thích, khả năng và kỹ thuật có thể có” (Shaner và người khác, 1982). - Khái niệm “Hệ thống quản l ...