Danh mục tài liệu

Hiệp định giữa chính phủ Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ và chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam về viện trợ hàng hoá nông nghiệp theo Đạo Luật lương thực vì sự tiến bộ

Số trang: 11      Loại file: doc      Dung lượng: 117.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với nỗ lực sử dụng nguồn lương thực của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để hỗ trợ cho các nước đã cam kết hướng theo hoặc mở rộng cácyếu tố kinh doanh tự do trong nền kinh tế nông nghiệp của mình thông qua các thay đổi về giá cả hàng hoá, tiếp thị, khả năng đầu vào, phân phối, và sự tham gia của khu vực tư nhân. Nhận thấy rằng mức độ mà Bên điều phối được cam kết và đang thực hiện chính sách để khuyến khích tự do kinh tế; sản xuất trong nước và tư nhân cho tiêu dùng trong nước; và sự hình thành và mở rộng thị trường trong nước đáp ứng được việc mua và bán các sản phẩm đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định giữa chính phủ Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ và chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam về viện trợ hàng hoá nông nghiệp theo Đạo Luật lương thực vì sự tiến bộ VĂN PHÒNG QUỐC HỘI                                CƠ SỞ DỮ LIỆU LUẬT VIỆT NAM  LAWDATA HI Ệ P Đ Ị NH  GIỮA  CH ÍNH  PH Ủ  H ỢP  CH ỦNG   QU ỐC  HOA  K Ỳ  VÀ  CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  VỀ VIỆN TRỢ HÀNG HOÁ NÔNG NGHIỆP  T H E O   Đ Ạ O   L U Ậ T   L ƯƠ N G   T H Ự C   V Ì   S Ự   T I Ế N   B Ộ Lời mở đầu Chính phủ  Hợp chủng quốc Hoa Kỳ  thông qua cơ  quan tín dụng hàng hoá   (dưới đây gọi tắt là CCC) và Chính phủ  cộng hoà xã hội chủ  nghĩa Việt Nam   (dưới đây gọi tắt là Bên điều phối) thông qua Bộ Tài chính. Với nỗ lực sử dụng nguồn lương thực của Hợp chủng quốc Hoa K ỳ để  hỗ   trợ cho các nước đã cam kết hướng theo hoặc mở rộng cácyếu tố kinh doanh tự do   trong nền kinh tế  nông nghiệp của mình thông qua các thay đổi về  giá cả  hàng   hoá, tiếp thị, khả năng đầu vào, phân phối, và sự tham gia của khu vực tư nhân; Nhận thấy rằng mức độ  mà Bên điều phối được cam kết và đang thực hiện   chính sách để khuyến khích tự do kinh tế; sản xuất trong nước và tư nhân cho tiêu   dùng trong nước; và sự  hình thành và mở  rộng thị  trường trong nước đáp  ứng   được việc mua và bán các sản phẩm đó; và Với mong muốn tạo ra những nhận thức điều chỉnh việc viện trợ  hàng hoá   nông nghiệp cho Bên điều phối đối với việc phân phối tại Việt Nam theo Đạo luật   Lương thực vì Tiến bộ năm 1985 được sửa đổi; Đã thoả thuận như sau: PHẦN I: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG A) Hiệp định này dựa trên các điều khoản và điều kiện nêu tại mục 7 C.F.R   phần 1499, trừ khi có quy định khác được nêu ra cụ thể trong Hiệp định này. B) CCC đồng ý cung cấp cho Bên điều phối các hàng hoá nông nghiệp với số  lượng được quy định cụ thể tại phần II, mục I (dưới đây gọi tắtlà “hàng hoá”) để  trợ  giúp tại Việt Nam và, trong phạm vi được quy định tại Phần II, mục II và III,   thanh toán chi phí vận chuyển đường biển và các chi phí khác có liên quan đến việc  cung cấp hàng hoá này. C) Bên điều phối đồng ý chỉ  sử  dụng các hàng hoá theo đúng Hiệp định này  và theo kế hoạch hành động đã được duyệt tại Phụ lục A đính kèm và là một phần   của Hiệp định này, và sẽ không bán hoặc đổi các hàng hoá khác trừ trường hợp quy   2 định tại Phụ lục A hoặc trường hợp cụ thể khác được CCC chấp thuận bằng văn  bản. D) Trừ  khi được CCC uỷ  quyền, toàn bộ  việc giao hàng hoá theo Hiệp định  này sẽ được thực hiện trong thời gian giao hàng quy định tại phần II, mục I. E) CCC sẽ giới hạn trị giá hàng hoá được cung cấp cho Bên điều phối tới số  lượng tối đa nêu ở phần II. F) Hai Chính phủ  sẽ  thận trọng tới mức tối đa để  bảo đảm rằng viện trợ  hàng hoá nông nghiệp theo Hiệp định này sẽ  không làm đảo lộn thị  trường thông   thường của Hoa Kỳ đối với loại hàng hoá này hoặc phá giá thế giới của hàng nông   sản hoặc  ảnh hưởng tới phương thức kinh doanh thương mại thông thường với   các nước khác. Để thực hiện điều khoản này, Bên điều phối sẽ: 1­ Thực hiện mọi biện pháp có thể  để  đảm bảo rằng tổng số  lúa mì nhập   khẩu theo đường thương mại từ  Hoa Kỳ  và các nước khác vào nước nhập khẩu   được thanh toán bằng nguồn của nước nhập khẩu sẽ tương đương với ít nhất là  số lượng hàng nông sản quy định tại bảng thị trường thông thường nêu tại phần II,   mục IV dưới đây, trong từng thời kỳ  nhập khẩu quy định tại bảng này và trong  từng thời kỳ  so sánh tiếp theo khi mà hàng hoá cung cấp theo Hiệp định này đang   được giao nhận; 2­ Thực hiện mọi biện pháp có thể  nhằm ngăn ngừa việc bán lại, chuyển   tiếp hoặc tái xuất tới các nước khác, hoặc sử dụng cho các mục đích khác số hàng   hoá viện trợ  theo Hiệp đinh này ngoài mục đích sử  dụng trong nước (ngoại trừ  trường hợp bán lại, chuyển tiếp, tái xuất hoặc sử  dụng cụ  thể  được CCC chấp   thuận); và  3­ Thực hiện mọi biện pháp có thể  nhằm ngăn ngừa việc xuất khẩu bất kỳ  hàng hoá nào có xuất xứ  trong nước hoặc nước ngoài, như  quy định tại Phần II,   mục V, đoạn B, trong thời gian hạn chế xuất khẩu nêu tại phần II, mục V, đoạn A  (ngoại trừ  trường hợp cụ  thể  được quy định tại phần II hoặc trongtrường hợp   việc xuất khẩu đó được CCC chấp thuận). G) Hiệp định này tuỳ  thuộc vào tính sẵn có của loại hàng hoá cần đến trong  từng nằm tài chính mà Hiệp định thực hiện. PHẦN II: CÁC ĐIỀU KHOẢN CỤ THỂ MỤC I: HÀNG HOÁ  A­ Hàng hoá sẽ được cung cấp theo Hiệp định này như sau:   Hàng hoá  Thời gian cung cấp  Số lượng tối đa  ...