Danh mục tài liệu

Hiệp định khung ngày 4 tháng 11 năm 2002 về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Số trang: 23      Loại file: doc      Dung lượng: 267.00 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiệp định khung được ký kết với mong muốn ký kết một Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện (“Hiệp định này”) giữa ASEAN và Trung Quốc (gọi chung là “các Bên” hay gọi riêng để chỉ Trung Quốc hay một nước thành viên ASEAN là “một Bên”) hướng tới tương lai để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn trong thế kỷ 21; giảm thiểu các rào cản và liên kết kinh tế sâu hơn giữa các Bên; giảm chi phí, tăng thương mại và đầu tư trong khu vực; tăng hiệu quả kinh tế; tạo ra một thị trường rộng lớn hơn với những cơ hội lớn hơn và quy mô kinh tế lớn hơn cho các doanh nghiệp của các Bên; và nâng cao tính hấp dẫn của các Bên đối với các nguồn vốn và tài năng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định khung ngày 4 tháng 11 năm 2002 về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa VĂN PHÒNG QUỐC HỘI                                CƠ SỞ DỮ LIỆU LUẬT VIỆT NAM LAWDATA HI Ệ P Đ Ị NH KHUNG  NGÀY 4 THÁNG 11 NĂM 2002VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN  GIỮA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀ  CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA LỜI MỞ ĐẦU Chúng tôi, những người đứng đầu Chính phủ/Nhà nước các nước Bru­nây   Đa­rút­xa­lam, Vương quốc Cam­pu­chia, Cộng hoà In­đô­nê­xi­a, Cộng hòa Dân   chủ  Nhân dân Lào, Ma­lai­xi­a, Liên bang Mi­an­ma, Cộng hoà Phi­líp­pin, Cộng   hoà Xinh­ga­po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ  nghĩa Việt Nam,   các   nước   thành   viên   của   Hiệp   hội   các   Quốc   gia   Đông   Nam   á   (gọi   chung   là   “ASEAN” hoặc “các nước thành viên ASEAN” hay gọi riêng từng nước là “nước   thành viên ASEAN”) và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (“Trung Quốc”): Nhắc lại quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN­Trung Quốc được tổ chức   ngày 6/11/2001 tại Ban­đa Xê­ri Bê­ga­oan, Bru­nây Đa­rút­xa­lam đã thông qua đề   xuất về  một Khuôn khổ  Hợp tác Kinh tế  và thành lập Khu vực Mậu dịch Tự  do   ASEAN­Trung Quốc (“KVMDTD ASEAN­Trung Quốc”) trong vòng mười năm với   những đối xử đặc biệt và khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của   ASEAN là Cam­pu­chia, Lào, Mi­an­ma và Việt Nam (“các nước thành viên mới   của ASEAN”) và với chương trình thu hoạch sớm, trong đó danh mục hàng hoá và   dịch vụ sẽ được quyết định thông qua tham vấn đôi bên; Mong muốn ký kết một Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện (“Hiệp   định này”) giữa ASEAN và Trung Quốc (gọi chung là “các Bên” hay gọi riêng để   chỉ  Trung Quốc hay một nước thành viên ASEAN là “một Bên”) hướng tới tương   lai để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn trong thế kỷ 21; Mong muốn giảm thiểu các rào cản và liên kết kinh tế sâu hơn giữa các Bên;   giảm chi phí, tăng thương mại và đầu tư trong khu vực; tăng hiệu quả kinh tế; tạo   ra một thị  trường rộng lớn hơn với những cơ  hội lớn hơn và quy mô kinh tế  lớn   hơn cho các doanh nghiệp của các Bên; và nâng cao tính hấp dẫn của các Bên đối   với các nguồn vốn và tài năng; Tin tưởng rằng việc thành lập KVMDTD ASEAN­Trung Quốc sẽ tạo nên mối   quan hệ đối tác giữa các Bên, và tạo ra một cơ chế quan trọng để củng cố hợp tác   và hỗ trợ sự ổn định kinh tế ở Đông á; Công nhận vai trò và sự  đóng góp quan trọng của khối doanh nghiệp trong   việc tăng cường thương mại và đầu tư giữa các Bên và sự cần thiết phải thúc đẩy   và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hợp tác và tận dụng các cơ hội kinh doanh   lớn hơn do KVMDTD ASEAN­Trung Quốc đem lại; Thừa nhận trình độ  phát triển kinh tế  khác nhau giữa các nước thành viên   ASEAN và sự cần thiết có linh hoạt, cụ thể là cần tạo thuận lợi để các nước thành   viên mới của ASEAN tăng cường tham gia vào hợp tác kinh tế ASEAN­Trung Quốc   và mở rộng xuất khẩu của mình, kể cả  thông qua việc nâng cao nội lực, tính hiệu   quả và khả năng cạnh tranh; 2 Khẳng định lại các quyền, nghĩa vụ  và các cam kết của các Bên trong Tổ   chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như trong các hiệp định và thỏa thuận đa   phương, khu vực và song phương khác; Thừa nhận các thoả  thuận thương mại khu vực có vai trò xúc tác đóng góp   cho việc thúc đẩy tự do hoá khu vực và toàn cầu và là các khối kết cấu trong khung   khổ hệ thống thương mại đa phương: Đã nhất trí  như sau: Đi ề u 1 Mục tiêu Mục tiêu của Hiệp định này là: (a) Củng cố  và tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư  giữa các   Bên; (b) Tự  do hoá từng bước và thúc đẩy thương mại hàng hoá và dịch vụ  cũng   như thiết lập một chế độ đầu tư thuận lợi, minh bạch và tự do; (c) Tìm kiếm các lĩnh vực mới và xây dựng các biện pháp phù hợp vì hợp tác   kinh tế gần gũi hơn giữa các Bên; và (d) Tạo thuận lợi cho các nước thành viên mới của ASEAN hội nhập kinh tế  hiệu quả hơn và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Bên. Đi ề u 2  Các biện pháp hợp tác kinh tế toàn diện Các Bên nhất trí khẩn trương đàm phán để  thành lập KVMDTD ASEAN­ Trung Quốc trong vòng mười năm, và để  củng cố  và tăng cường hợp tác kinh tế  thông qua: (a) Loại bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi quan thuế đối với cơ bản toàn   bộ thương mại hàng hoá; (b) Tự do hoá từng bước thương mại dịch vụ trong hầu hết các lĩnh vực; (c) Thiết lập một chế độ đầu tư thông thoáng và có tính cạnh tranh nhằm tạo   thuận lợi và thúc đẩy đầu tư trong KVMDTD ASEAN­Trung Quốc; (d) Dành đối xử  đặc biệt và khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên  mới của ASEAN; (e) Dành linh hoạt cho các Bên trong đàm phán KVMDTD ASEAN ­ Tr ...